Kỳ án gỗ lậu: Ông Vĩnh làm trái chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Đại Quang ra sao?

Cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh đã làm trái bút phê chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an khi đó là ông Trần Đại Quang trong kỳ án bán lô gỗ tang vật của Trương Huy Liệu và đồng phạm như thế nào?
Sputnik

Đề xuất của Vụ 1 Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao

Ngày 10/9/2019, Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với ông Phan Văn Vĩnh về tội “Ra quyết định trái pháp luật” theo Khoản 2 Điều 371 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Vì sao ông Phan Văn Vĩnh tiếp tục bị ‘dính líu’ đến một vụ án khác do Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố?

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh tiếp tục bị khởi tố

Trước đó, ngày 3.5.2019, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Ra quyết định trái pháp luật” xảy ra tại Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44) Bộ Công an vì liên quan đến vụ án gỗ trắc lậu tại TP. Đà Nẵng dưới thời ông Phan Văn Vĩnh còn làm Thủ trưởng cơ này, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an.

Kết quả điều tra ban đầu cho biết, trong quá trình chỉ đạo làm rõ vụ án Trương Huy Liệu và đồng phạm về tội “buôn lậu” và “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, ông Phan Văn Vĩnh, khi đó còn là người đứng đầu Tổng Cục Cảnh sát đã chỉ đạo việc ra quyết định xử lý vật chứng và tổ chức bán đấu giá lô gỗ vật chứng của vụ án trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức. Cơ quan điều tra xác định hành vi phạm tội của ông Vĩnh ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội.

Theo kết luận của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, C44 đã ra quyết định bán lô gỗ trắc tang vật trong vụ án mà doanh nhân Trương Huy Liệu cùng vợ (khi đó điều hành Công ty TNHH Ngọc Hưng có trụ sở tại tỉnh Quảng Trị) phạm tội buôn lậu gỗ qua cửa khẩu quốc tế Đen Sa Vẳn (Lào)- Lao Bảo (Việt Nam).

Cụ thể diễn biến vụ án như sau: Ngày 17.12.2011, tại cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Công ty TNHH MTV Ngọc Hưng mở tờ khai hải quan nhập 535,8 mét khối gỗ trắc từ Lào, nộp thuế đầy đủ. Đến ngày 19.12.2011 công ty mở tờ khai xuất khẩu nguyên lô gỗ đã đóng vào 22 container sang Hồng Kông Trung Quốc. Khi đưa gỗ xuống tàu ở cảng Đà nẵng, cơ quan chống buôn lậu thuộc Tổng Cục Hải quan đã ra lệnh bắt giữ, khám xét rồi khởi tố vụ án “buôn lậu”, chuyển hồ sơ sang C44 điều tra.

Bà Khương Thị Minh Hằng, Phó Vụ trưởng, Vụ 1 của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, ngày 12.7.2013, đã ký văn bản số 25/VKSTC-V1 yêu cầu điều tra theo Điều 37 Bộ luật Hình sự vụ án Buôn lậu gỗ gửi C44, trong đó nêu rõ: “Tiến hành đấu giá lô hàng thu giữ của Công ty Ngọc Hưng”.

Tiếp đó, ngày 31.7.2013, Đại tá Lê Đình Nhường, Chánh văn phòng C44, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra ký “Quyết định xử lý vật chứng” số 21/C44-P4. Cụ thể yêu cầu “ Xử lý vật chứng gồm toàn bộ số gỗ của lô hàng xuất khẩu thuộc tờ khai số 849/XK/KD/C32D ngày 19.2.2011 của Công ty TNHH MTV Ngọc Hưng bằng hình thức bán đấu giá.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (C44) Bộ Công an có đề nghị ngừng bán tang vật?

Đại tá Lê Đình Nhường cũng trong ngày 31.7.2013 ké ban hành Quyết định số 22/C44-P4, trong đó xác định giá khởi điểm để bán đấu giá toàn bộ lô gỗ tang vật của vụ án là 63.619.706.500 đồng.

Xử vụ buôn lậu gỗ có liên quan đến cựu tướng Phan Văn Vĩnh

Đến ngày 1.8.2013 ông Nhường lại tiếp tục ký Công văn số 431/C44-P4 gửi Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản, Sở Tư pháp Hà Nội. Qua ngày hôm sau 2.8.2013 các bên đã ký hợp đồng số 43/2013/HĐĐG  với Trung tâm này về “việc bán đấu giá lô gỗ tang vật”.

Tuy nhiên việc bán tháo gỗ tang vật đã bị chặn lại vì phát sinh một số vấn đề chưa sáng tỏ của vụ án. Ngày 12.8.2013, Đại tá Nhường đã ký công văn số 468/ C44-P4 đề nghị tạm dừng việc bán đấu giá tài sản tang vật.

Đến ngày 24.9.2013, lãnh đạo liên ngành tư pháp Trung Ương họp tại Bộ Công an và đi đến kết luận:

“C44 phải chuyển toàn bộ lô gỗ vật chứng theo hồ sơ vụ án để các cơ quan tố tụng tiếp theo xử lý theo thẩm quyền”-, trích kết luận điều tra số 13/KLĐT-C44 (P4) ngày 15.10.2013 của C44.

Ngày 15.0.2013, Đại tá Lê Đình Nhường cũng ký kết luận điều tra vụ án “Buôn lậu:, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại tỉnh Quảng Trị và thành phố Đà nẵng số 13/KLĐT-C44 (P4) theo đó nêu rõ: “ Chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật vụ án đến V1 Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao”.

Tiếp tục báo cáo sai, xin Bộ trưởng Bộ Công an cho bán tang vật

Ngày 11.12.2013, ông Nguyễn Mạnh Hiền, Vụ trưởng V1 VKSND Tối cao đã ký “Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung” số 01/QĐ-VKSNDTC-V1, trả hồ sơ cùng tang vật lại cho C44 “để điều tra bổ sung”. Cụ thể yêu cầu “Xử lý vật chứng thu giữ trong quá trình điều tra vụ án, bao gồm 614,672 mét khối gỗ thu giữ của Công ty Ngọc Hưng, đảm bảo có căn cứ theo quy định tại Điều 76 Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Điều 41, Bộ Luật Hình sự và đáp ứng ý kiến chri đạo của lãnh đạo liên ngành Trung ương”.

Cựu tướng Phan Văn Vĩnh vắng mặt tại phiên phúc thẩm vụ đánh bạc

Ngày 13.12.2013, Đại tướng Trần Đại Quang khi đó còn đang đương chức Bộ trưởng Bộ Công an đã ký nháy vào Quyết định trên của Vụ trưởng V1 VKSND Tối cao Nguyễn Mạnh Hiền gửi Trung tướng Phan văn Vĩnh- là Tổng cục trưởng tổng Cục Cảnh sát Bộ Công an, Thủ trưởng Cơ quan điều tra.

Đại tá Lê Đình Nhường ngày 23.12.2013 đã ký công văn số 3599/C44-P4 gửi Trung tướng Phan Văn Vĩnh “về việc xử lý vật chứng vụ án Buôn lậu và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” với nội dung như sau: “C44 đề xuất, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng theo hướng làm thủ tục bán đấu giá lô gỗ vật chứng vụ án”.

Theo kết luận của cơ quan điều tra, ngày 27.12.2012, ông Phan Văn Vĩnh đã ký công văn số 900/C41-C44 “Về việc xử lý vật chứng vụ án Buôn lậu và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” với ý kiến “Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an đề xuất đồng chí Bộ Trưởng cho xử lý lô gỗ là vật chứng vụ án theo hướng bán lô gỗ tang vật của vụ án”.

Bộ trưởng Bộ Công an, Trần Đại Quang khi đó, đã có bút phê vào công văn số 900/C41-C44 ngày 27.12.2013 thể hiện “Đồng ý xử lý theo quy định của pháp luật và kết luận của cuộc họp liên ngành”.

Tuy nhiên, bất chấp kết luận của cuộc họp liên ngành hay chỉ đạo của Bộ trưởng Trần Đại Quang là “Chuyển toàn bộ lô gỗ vật chứng theo hồ sơ vụ án để các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp theo xử lý theo thẩm quyền”, lô gỗ trắc trị giá khoảng 300 tỷ đồng (theo giá thị trường tại thời điểm đó) đã bị bán đấu giá với tổng số tiền thu được là hơn 63 tỷ đồng.

Phải cách ly khỏi xã hội: Phan Văn Vĩnh bị phạt 9 năm tù, Nguyễn Thanh Hóa lĩnh 10 năm tù

Cụ thể, ngày 10.1.2014, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp TP.Hà Nội) hoàn tất việc “bán đấu giá” lô gỗ vật chứng của vụ án, số tiền thu được là 63.920.000.000 đồng. Tại “Bản kết luận điều tra bổ sung” số 04/KLĐTBS-C44-P4 do đại tá Lê Đình Nhường ký ngày 10.3.2014 viết: “Được sự đồng ý của Lãnh đạo Bộ Công an, Cơ quan CSĐT Bộ Công an (C44) đã đề nghị Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp TP. Hà Nội) tiếp tục thực hiện việc bán đấu giá toàn bộ lô gỗ xuất khẩu thuộc Tờ khai số 849/XK/KD/C32D của Công ty Ngọc Hưng”. Và, bà Khương Thị Minh Hằng ký Công văn số 781/VKSTC-V1 ngày 27.3.2014 gửi Văn phòng Chủ tịch Nước, cũng viết: “Xác định lô gỗ bị thu giữ là tang vật của vụ án, căn cứ quy định tại Điều 76 Bộ Luật tố tụng hình sự, Cơ quan CSĐT – Bộ CA (C44) giao Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Sở Tư pháp Hà Nội tổ chức bán đấu giá lô gỗ”, theo báo Quảng Trị thông tin có tham chiếu kết luận của cơ quan điều tra.

Liên quan đến vụ án buôn lậu gỗ của Trương Huy Liệu, Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng đã nhiều lần tiến hành xét xử. Hoạt động buôn lậu gỗ của Công ty TNHH Ngọc Hưng (do Trương Huy Liệu làm giám đốc) có liên quan trực tiếp đến nhóm cán bộ Hải quan Quảng Trị và Đà Nẵng.

Những đối tượng đã bị cơ quan chức năng khởi tố là Trương Huy Liệu và Trần Thị Dung (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị), Đỗ Lý Nhi, Lê Xuân Thành (TP. Đông Hà, Quảng Trị) và Đỗ Danh Thắng (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng). Các bị can này bị truy tố về tội buôn lậu và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Thảo luận