Ông Duterte trước đó đã khẳng định sẽ công nhận Thỏa thuận về phòng thủ chung lẫn nhau với Hoa Kỳ năm 1951, đồng thời không cho phép bố trí tên lửa của Mỹ ở nước này. Theo lời ông, triển khai vũ khí trên lãnh thổ Philippines là vi phạm Hiến pháp.
«Tôi sẽ không cho phép lắp đặt vũ khí hạt nhân tại đây ... Tôi không bao giờ, không bao giờ và không bao giờ cho phép bất kỳ quốc gia nước ngoài nào làm việc này, dù là Hoa Kỳ hay Anh, ai cũng không quan trọng», - nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố.
Ông cam đoan rằng giả sử điều đó xảy ra, ông sẽ thân chinh đến tận nơi định bố trí vũ khí, đòi hỏi người nước ngoài phải «loại bỏ ngay». Duterte cũng tuyên bố ông không đồng ý thành lập các liên minh quân sự theo quan điểm đồng đẳng vũ khí và tiềm năng hạt nhân như hiện nay.
Nếu chiến tranh xảy ra, theo quan điểm của ông Duterte, nó sẽ trở thành hiện tượng toàn cầu và dẫn tới «ngày tận thế». Hơn nữa, Philippines chắc chắn sẽ biến thành mục tiêu trong cuộc xung đột như vậy, bởi «có người Mỹ hiện diện ở đây».
Một ngày sau khi chấm dứt Hiệp ước INF, người đứng đầu Lầu Năm Góc, Mark Esper tuyên bố rằng ông ta ủng hộ việc sớm triển khai các tên lửa tầm trung tại căn cứ mặt đất ở châu Á. Rồi sau đó Lầu Năm Góc đưa ra thông cáo nói rằng Hoa Kỳ và Australia thấy cần thiết phải bắt đầu «kỷ nguyên mới» về kiểm soát vũ khí và kêu gọi Nga, Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán, trong khi đó không loại trừ khả năng gia hạn Hiệp ước START.