Đột ngột hoãn phiên toà xét xử gian lận thi cử ở Sơn La

75/91 người vắng mặt, phiên tòa xét xử gian lận thi cử trong kỳ thi THPT năm 2018 ở Sơn La bị hoãn.
Sputnik

Phiên tòa xét xử gian lận thi cử ở Sơn La bị hoãn

Liên quan đến vụ gian lận thi cử xảy ra trên địa bàn tỉnh Sơn La trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 vừa qua, sáng nay, ngày 16.9, Tòa án nhân dân tỉnh này đã đưa Cựu Phó GĐ Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Xuân Yến cùng 7 đồng phạm ra hầu tòa về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”, theo Điều 356 Bộ Luật Hình sự 2015.

Vì sao Bộ GD-ĐT không kỷ luật 13 cán bộ vụ gian lận thi cử?

8 bị cáo hầu tòa bao gồm: Trần Xuân Yến sinh năm 1971, cựu Phó giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La, Lò Văn Huynh, sinh năm 1961, cựu trưởng phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Cầm Thị Bun Sọn, sinh năm 1969, cựu phó trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Nguyễn Thị Hồng Nga, sinh năm 1967, cựu cán bộ Phòng khảo thí, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, Đặng Hữu Thủy, sinh năm 1964, cựu Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu, Đinh Hải Sơn, sinh năm 1983, cựu thiếu tá công an tỉnh Sơn La, 6 bị cáo này bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Khoản 2, Điều 356 BLHS với khung hình phạt từ 5 đến 10 năm tù.

Ngoài ra, bị can Nguyền Thanh Nhàn, sinh năm 1966, cựu Phó phòng khảo thí Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn la cùng Đỗ Khắc Hưng, sinh năm 1965, cựu Trung tá Công an tỉnh Sơn La bị truy tố theo khoản 1, với khung hình phạt từ 1-5 năm tù.

Chủ trì phiên tòa là Thẩm phán Quản Hữu Chiến và Đỗ Tuấn Long, ngoài ra còn một thẩm phán dự khuyết là ông Hoàng Trung Thành. Các công tố viên của phiên tòa là bà Lê Thị Thu Hà và ông Nguyễn Văn Thành.

Theo TAND tỉnh Sơn La, hôm nay có cả thảy có 8 luật sư tham gia bào chữa cho 8 bị cáo. Riêng ông Trần Xuân Yến và Lò Văn Huynh có 2 luật sư, bị cáo Đỗ Khắc Hưng có tới 3 người bào chữa.

Đúng 8h, thư ký phiên tòa làm thủ tục. 8 bị cáo, trong đó có 3 người đang bị tạm giam lần lượt có mặt tại phòng xử.

Theo thông tin chính thức của VKSND tỉnh Sơn La, trước phiên tòa, HĐXX đã có giấy triệu tập 91 người liên quan và những người tham gia làm chứng, trong số đó có cả phụ huynh, thí sinh được nâng điểm và loạt lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan thuộc tỉnh Sơn La.

Tuy nhiên, khi thư ký điểm danh, hầu hết các đối tượng này đều vắng mặt.

Tại phiên tòa, Luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Xuân Yến khẳng định vai trò quan trọng của người làm chứng. Theo đó, khi đưa vụ án ra xét xử, việc triệu tập những nhân chứng liên quan vụ việc là vô cùng cần thiết, bởi chính những người này liên quan trực tiếp đến quá trình nhờ các bị cáo tham gia can thiệp, nâng điểm, sửa điểm thi cho các thí sinh. Lời khai của họ sẽ giúp vụ việc được sáng tỏ.

Gian lận thi cử, loạt quan chức cấp cao Bộ Giáo dục bị xem xét kỷ luật

Tuy nhiên, không có mấy nhân chứng hiện diện trong phiên tòa ngày 16.9 hôm nay nên vị luật sư này đề nghị HĐXX cần triệu tập bằng được những người liên quan đến vụ tiêu cực trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 trên địa bàn tỉnh Sơn La, đặc biệt là các đối tượng liên quan trực tiếp đến các bị cáo đang chờ xét xử. Trong số này phải kể đến ông Hoàng Tiến Đức (nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La), Nguyễn Ngọc Hà (Trưởng phòng Giáo dục THPT), Phan Ngọc Sơn (Chánh Thanh tra Sở GD&ĐT), Nguyễn Văn Hải (phụ huynh có con được nâng điểm) và còn nhiều đối tượng liên quan khác.

Cũng tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát cho hay, trong phiên xét xử hôm nay ngày 16.9, có sự vắng mặt của 2/10 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo, 11/43 người làm chứng đến phiên tòa, 3/47 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến phiên xét xử.

Sau khi xem xét các yếu tố này, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đề nghị hoãn phiên tòa do cả người làm chứng, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan và luật sư bào chữa cho các bị can đều vắng mặt rất nhiều.

Phải triệu tập bằng được ông Hoàng Tiến Đức

Tuy nhiên, không đồng tình với quan điểm này, một luật sư bào chữa cho cựu Trung tá Đỗ Khắc Hưng (cán bộ phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La) lại cho rằng phiên tòa sẽ kéo dài nhiều ngày, các luật sư không nhất thiết phải liên tục túc trực hay sẽ đảm bảo có mặt đúng quy định của pháp luật.

Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang liên quan ông Triệu Tài Vinh thế là xong?

Luật sư khác tham gia bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Trần Xuân Yến là bà Nguyễn Thị Kim Thanh lại đồng tình với ý kiến của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La đề nghị hoãn phiên xét xử. Vị này nói:

“Với quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, sự có mặt của những người làm chứng sẽ làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án cho nên bắt buộc phải có mặt đầy đủ của những người này. Hoặc, những người làm chứng đã có lời khai trong hồ sơ vụ án rồi thì phải công bố lời khai của họ. Những người làm chứng được triệu tập đến tòa hợp lệ nhưng cố tình không đến, không tuân theo thì đề nghị HĐXX áp giải”, VTC dẫn lời nữ luật sư bào chữa cho bị cáo Trần Xuân Yến bày tỏ.

Đặc biệt, theo các luật sư, cần phải triệu tập và đánh giá tại tòa lời khai của ông Hoàng Tiến Đức. Theo đó, những lời khai của nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La chắc chắn sẽ giúp làm sáng tỏ sự thật vụ án. Tài liệu, kết quả điều tra ban đầu cũng xác định, ông Đức thừa nhận đưa thông tin nhiều thí sinh cho cấp dưới (cụ thể là ông Trần Xuân Yến) để nhờ can thiệp sửa điểm. Thế nhưng, ông Hoàng Tiến Đức sau đó lại phủ nhận hoàn toàn những lời khai của chính mình. Ông này cũng không hề bị xử lý hình sự.

HĐXX tiến hành hội ý. Sau đó, ông Quản Hữu Chiến, Chủ tọa phiên tòa sáng nay đã thay mặt toàn bộ HĐXX đọc quyết định hoãn phiên tòa, đồng thời rời ngày xét xử đến 15.10.2019.

Gian lận thi cử ở Sơn La

Vụ gian lận thi 2018 là vụ sai phạm trong công tác tổ chức, chấm thi ở Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Vụ việc liên quan đến hàng loạt bài thi của thí sinh được nâng điểm ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Trong quá trình điều tra, 19 cán bộ ngành giáo dục bị bắt tạm giam và khởi tố. Nhiều vị can trong số này đã bị khai trừ khỏi đảng. Không chỉ có các vị can, nhiều người khác cũng bị cảnh cáo, khiển trách và khai trừ khỏi đảng. Có tới 347 bài thi của 222 thí sinh bị can thiệp điểm. Hiện một số lượng học sinh gian lận điểm đã bị cho thôi học tại các trường đại hoc, cao đẳng.

Vụ gian lận thi cử: Giám đốc Sở GD-ĐT Sơn La không được nghỉ hưu, chờ xem xét vi phạm

Liên quan đến việc mua, nâng điểm thi ở Sơn La, tối ngày 21 tháng 7 năm 2018, đại diện Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83) - Bộ Công an cho biết đã phát hiện những sai phạm trong công tác tổ chức thi ở Sơn La. Việc thanh tra cũng phát hiện được 12 bài Ngữ văn được nâng từ 1 đến 4.5 điểm và chỉ ra 5 cá nhân sai phạm gồm Trần Xuân Yến (Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La), Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng), Cầm Thị Bun Sọn (Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng), Đặng Hữu Thủy (Phó hiệu trưởng trường THPT Tô Hiệu) và Lò Văn Huynh (Phó trưởng phòng Khảo thí).

Ngày 26.7.2018, Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Sơn La) khởi tố vụ án hình sự về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo điều 356 Bộ luật Hình sự 2015, để điều tra những sai phạm nghiêm trọng tại Hội đồng thi THPT quốc gia năm 2018 của tỉnh Sơn La.

Ngày 22 tháng 8 năm 2018. Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã bắt khởi tố, khám xét nhà và nơi làm việc của bà Nguyễn Thanh Nhàn là Phó trưởng phòng khảo thí và quản lý chất lượng Sở GD&ĐT Sơn La. Cũng như 5 người đã bị bắt, bà cũng bị tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 356 Bộ Luật Hình sự năm 2015.

Sai phạm trong kỳ thi vừa qua là không thể chối cãi: sau khi kết thúc đợt điều tra đầu tiên, ngày 23/3/2019 Cơ quan điều tra đã công bố kết quả. Có 44 thí sinh với 95 bài thi trắc nghiệm bị “hạ điểm”. Có thi sinh giảm tới 26,55 điểm sau khi chấm lại ba môn và 1 bài môn toán của thí sinh giảm đến 9 điểm.

Ông Đinh Hải Sơn (cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, công an tỉnh Sơn La) đã bị tước danh hiệu thiếu tá và bị khởi tố. Tất cả các bị can đều bị khởi tố về Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ, quy định tại điều 356 Bộ Luật Hình Sự năm 2015.

Ngày 28/5 theo lời ông Hoàng Quốc Khánh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm Tra tỉnh ủy Sơn La khẳng định, ông Trần Xuân Yến, Phó GĐ Sở GD&ĐT Sơn La đã bị khai trừ khỏi Đảng cùng 7 nghi can khác vì sai phạm nghiêm trọng trong kỳ thi. Đồng thời cũng có công văn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định “về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên”, trong việc xem xét, kiểm điểm cán bọ, đảng viên liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018.

Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: Kỷ luật "cảnh cáo" Phó chủ tịch tỉnh và Cựu Giám đốc Sở GD-ĐT

Chủ tịch Sơn La cũng chỉ đạo “chưa xem xét đề bạt, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử, khen thưởng bổ sung quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ công chức, viên chức có liên quan đến việc nâng điểm cho thí sinh kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La khi chưa có kết luật của cơ quan có thẩm quyền”.

Ngày 26.6.2019, ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc sở GD&ĐT Sơn La bị cách hết tất cả chức vụ trong Đảng. Khoảng 1 tuần sau, ông này cũng bị từ chối đơn xin nghỉ hưu, chờ kết luận sai phạm của cơ quan điều tra.

Ngoài ra, Ủy Ban Kiểm Tra Trung ương đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Phạm Văn Thủy- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Trưởng Ban chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Sơn La.

Thảo luận