Cuộc khủng hoảng mới đang nóng lên ở Mỹ chứ không phải Trung Quốc

Trung Quốc không còn là nguồn gốc gây mất cân bằng kinh tế toàn cầu. Các dữ liệu của IMF được công bố cho thấy, thặng dư tài khoản vãng lai Trung Quốc chỉ là 0,4%, và đến cuối năm nay con số này có thể mang dấu âm.
Sputnik

Trong nhiều năm, người ta đã tin rằng, tiêu dùng quá mức của Mỹ và tỷ lệ tiết kiệm cao ở Trung Quốc là nguồn rủi ro chính đe dọa phá hoại sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, ở Trung Quốc mọi thứ đã thay đổi, còn Hoa Kỳ vẫn đang tiêu thụ quá mức.

Ngân hàng Saxo nêu những tín hiệu cho thấy sắp xảy ra cuộc khủng hoảng toàn cầu mới

Bằng chứng về điều này là dữ liệu gần đây nhất của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Năm tài chính này, chi tiêu chính phủ đã tăng 7%, lên 4.100 tỷ USD, còn các khoản thuế nhà nước thu được chỉ tăng 3%, đạt 3.100 tỷ USD. Kết quả là lần đầu tiên trong bảy năm, thâm hụt ngân sách chính phủ Mỹ đã vượt mốc 1.000 tỷ USD bởi chi tiêu công đã vượt quá khoản thuế thu được. Để đối phó với gánh nặng nợ nần, Chính phủ Hoa Kỳ tính đến phát hành trái phiếu 50 năm. Theo Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, cơ quan này đang phân tích các lựa chọn để thu hút đầu tư dài hạn. Nếu có nhu cầu cao về trái phiếu của chính phủ, và mức chênh lệch giữa trái phiếu 30 năm và 50 năm là phù hợp, Hoa Kỳ sẽ lại sử dụng các khoản tiền vay dài hạn.

Những khoản vay như vậy có điểm mạnh và điểm yếu của mình. Một mặt, khoản vay dài hạn cho phép tái tài trợ cho món nợ hiện tại, nghĩa là giải quyết vấn đề dịch vụ nợ công khổng lồ trong ngắn hạn. Mặt khác, gánh nặng nợ ngày càng tăng vì những lý do khách quan. Chẳng hạn, do chính sách giảm thuế mà chính quyền Trump đang theo đuổi, đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thâm hụt ngân sách khủng khiếp hiện nay. Vì vậy, nếu Mỹ không giải quyết một cách có hệ thống các vấn đề đang tồn tại, thì việc tái cấp vốn cho các khoản nợ chỉ là một biện pháp nửa vời bởi vì khoản vay càng dài thì càng tốn kém.

Có lẽ đây là lý do tại sao Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hạ lãi suất. Ông nhắc nhở về xu hướng lãi suất âm ở Eurozone, cáo buộc Trung Quốc hạ giá nhân dân tệ. Theo Tổng thống Mỹ, trong khi các quốc gia khác đang tạo ra lợi thế cho mình bằng cách tài trợ miễn phí hoặc tiền tệ quốc gia giá rẻ, thì Hoa Kỳ đang trên đà phát triển nhưng đồng USD mạnh và các đợt nâng lãi suất đang gây tổn thương tới nền kinh tế. Để cân bằng tỷ lệ trong quy tắc trò chơi với phần còn lại của thế giới, Trump đề nghị Cục dự trữ liên bang Mỹ nên hạ lãi suất xuống 0 hoặc thậm chí dưới 0. Trên thực tế, biện pháp này có thể giúp Hoa Kỳ giải quyết vấn đề dịch vụ nợ công khổng lồ trong một thời gian nhất định. Nhưng, trong dài hạn, điều này chỉ làm tăng rủi ro nợ công gia tăng. Cuối cùng, nền kinh tế Mỹ tạo ra mối đe dọa đối với sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Chuyên gia Bian Yongzu từ Đại học Nhân dân Bắc Kinh nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Chiến tranh thương mại của Mỹ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế Trung Quốc

“Tôi nghĩ rằng, sự bất ổn của nền kinh tế Mỹ là rủi ro lớn nhất hiện nay. Có vẻ là nền kinh tế Mỹ đang phát triển khá năng động, nhưng ngày càng có nhiều người nghĩ rằng, trong tương lai nền kinh tế Mỹ sẽ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng. Bởi vì trong vài năm qua hiệu quả kinh tế của Hoa Kỳ là rất tốt, khiến thị trường vốn có mức tăng trưởng tương đối cao. Nếu nền kinh tế Mỹ phải đối mặt với một số vấn đề trong lĩnh vực này thì điều này sẽ tác động mạnh đến toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu. Như được biết, hệ thống của Mỹ thống trị hệ thống tài chính toàn cầu. Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán của Hoa Kỳ đã tăng trưởng mạnh, đã xuất hiện nhiều sản phẩm tài chính tinh vi và thị trường tài chính bị xao động lớn kể từ khi Trump lên nắm quyền. Do đó, theo tôi, trên thị trường chứng khoán Mỹ có thể bùng nổ một  cuộc khủng hoảng tài chính mới. Và cuộc khủng hoảng này chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến hệ thống tài chính toàn cầu, nó sẽ động chạm đến tất cả các quốc gia. Đặc biệt là hiện nay khi chính sách tiền tệ của Mỹ đang bắt đầu thay đổi và đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đảo ngược. Tất cả các dấu hiệu này cho thấy rằng, nền kinh tế của Hoa Kỳ có triển vọng xấu hơn”.

Thật vậy, vào tháng 8 đã ghi nhận đường cong lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ đảo ngược - lãi suất trái phiếu ngắn hạn cao hơn lãi suất trái phiếu dài hạn. Mặc dù Nhà Trắng, như NYT lưu ý, coi tình huống này là một cơ hội để tái tài trợ thành công các khoản nợ hiện tại, nhưng, từ quan điểm kinh tế tình hình này là nguy hiểm. Trước đó, sự đảo ngược của đường cong lợi suất luôn xảy ra trước cuộc suy thoái quy mô lớn.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã bùng nổ vì người dân Mỹ tiêu thụ quá mức và có gánh nặng nợ quá cao, cũng như do các rủi ro được tạo ra bởi các công cụ tài chính phức tạp trên thị trường tài chính. Nhưng, đã từ lâu Hoa Kỳ có thói quen gọi ảnh hưởng tiêu cực của các quốc gia khác là nguyên nhân gốc gây ra các vấn đề của họ. Trở lại năm 2005, tức là vài năm trước khi Phố Wall sụp đổ lần đầu tiên, Chủ tịch FED Ben Bernanke đã đổ lỗi cho nhiều nước đang phát triển, bao gồm cả Trung Quốc, về thâm hụt tài khoản vãng lai lớn ở Hoa Kỳ. Thật vậy, vấn đề này đã tồn tại. Nhưng, nó đã trở nên trầm trọng hơn do sự thống trị của Hoa Kỳ trong hệ thống tài chính toàn cầu, chuyên gia Bian Yongzu nói.

“Hiện tại, tiêu thụ quá mức ở các nước phát triển và tiết kiệm quá mức ở các nước đang phát triển là hai vấn đề lớn trong nền kinh tế toàn cầu. Chúng tôi cho rằng, nguyên nhân chính của điều đó là kiến ​​trúc của hệ thống tài chính quốc tế dưới sự thống trị của các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ. Ví dụ: nếu Hoa Kỳ không có đủ đô la thì họ chỉ cần in thêm để kích thích tiêu dùng. Đương nhiên, mọi người thích in tiền để mua sắm hơn là đổ vào sản xuất. Tôi nghĩ rằng, hệ thống tài chính quốc tế như vậy rõ ràng là không công bằng. Trong điều kiện này, một số nước đang phát triển, như Trung Quốc và Brazil, muốn làm cho hệ thống tài chính quốc tế trở nên công bằng hơn. Trên thực tế, Trung Quốc cũng đang nỗ lực theo hướng này, tạo ra những tổ chức như AIIB, nhưng, quá trình cải cách hệ thống tài chính quốc tế diễn ra rất chậm. Rõ ràng là hiện nay nền kinh tế toàn cầu bên miệng hố suy thoái. Trung Quốc, với tư cách một cầu thủ quan trọng trong hệ thống tài chính quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, chắc chắn sẽ phải đối mặt với những hậu quả tiêu cực do tình trạng này trong nền kinh tế toàn cầu. Do đó, kể từ năm ngoái, Trung Quốc không chỉ thực hiện một số cải cách nội bộ mà còn tăng nhập khẩu. Điều này không chỉ giúp ổn định lại nền kinh tế toàn cầu, mà còn đóng góp cho sự phát triển kinh tế và sự tiến bộ của các cuộc cải cách trong nước”.

Ông Trump nêu điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ

Trong năm 2007, thặng dư tài khoản vãng lai Trung Quốc là 10% GDP. Mặc dù có khối lượng đầu tư khổng lồ ra nước ngoài, mức tiết kiệm ở Trung Quốc vẫn là cao hơn. Điều này phản ánh tình hình kinh tế xã hội khách quan: người dân tích lũy vốn ban đầu chừng nào có cơ hội làm như vậy. Nhưng sau đó mô hình này bắt đầu làm chậm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc. Và các nhà chức trách đã quyết định đổi mới mô hình tăng trưởng, định hướng tới tiêu dùng trong nước thay cho xuất khẩu.

Trong khi ở Hoa Kỳ vẫn có sự mất cân bằng, tình hình ở Trung Quốc đã thay đổi đáng kể. Theo Văn phòng thống kê nhà nước của Trung Quốc, năm 2018, tiêu dùng đóng góp 76,2% vào tổng tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Theo eMarketer, năm 2019, tổng doanh số bán lẻ tại Trung Quốc sẽ đạt 5,6 nghìn tỷ USD, cao hơn 100 tỷ so với Mỹ, ngay cả nếu không tính đến những tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại giữa hai nước. Cấu trúc cán cân thanh toán của Trung Quốc đã thay đổi, trong khi đó thâm hụt ngân sách của Mỹ vẫn ở mức cao. Vì thế có thể rút ra kết luận rằng, nguyền gốc vấn đề không phải là Trung Quốc. Câu hỏi duy nhất là Washington sẽ lựa chon con đường nào: họ sẽ bắt tay giải quyết các vấn đề của chính họ, hoặc sẽ tập trung nỗ lực để đổ lỗi cho các yếu tố tác động bên ngoài.

Thảo luận