Khai thác ở Ả Rập Saudi giảm sút một nửa. Liệu OPEC và những cầu thủ khác có sẵn sàng bù lại khối lượng bị mất và các sự kiện có thể diễn biến ra sao trong tương lai – những nội dung này thể hiện trong bài viết của Sputnik.
Xảy ra chuyện gì vậy
Vụ tấn công bằng UAV diễn ra vào đêm 14 tháng 9. Các chiến binh Houthis từ phong trào "Ansar Allah" nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Theo thông tin của Bộ Nội vụ Vương quốc, các chủ thể cơ sở hạ tầng dầu mỏ thuộc sở hữu của tập đoàn Nhà nước “Saudi Aramco” đã hứng chịu cuộc tấn công của 17 máy bay không người lái.
Mục tiêu đầu tiên là nhà máy lọc dầu “Abkaik”, một trong những cơ sở lọc dầu lớn nhất thế giới với công suất hơn 9,8 triệu thùng mỗi ngày đêm. Năm ngoái, một nửa số dầu sản xuất ở Ả Rập Saudi đã qua chu trình lọc ở đây, trong đó có dầu từ Gavar, khu mỏ lớn nhất thế giới với trữ lượng truyền thống ước tính khoảng 48,5 tỷ thùng hydrocarbon lỏng. Sản lượng đạt 3,8 triệu thùng mỗi ngày đêm.
Đòn tấn công thứ hai giáng xuống mỏ dầu Khurais với sản lượng 1,5 triệu thùng mỗi ngày đêm. Trữ lượng - 20,1 tỷ thùng.
Kết quả là, lượng khai thác tại Ả Rập Saudi giảm một nửa: 5,7 triệu thùng mỗi ngày đêm. Đó là hơn 5% doanh thu dầu toàn cầu. Thị trường có phản ứng liền. Giá dầu Brent tương lai ngày 16 tháng 9 tăng vọt lập tức 19% - lên tới 71 USD mỗi thùng.
Nếu sự gián đoạn trong công việc của mỏ “Abkaik” kéo dài hơn sáu tuần, chỉ số giá có thể đạt tới 75 USD, - như cảnh báo từ Goldman Sachs, một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất của Mỹ. Nhưng rất có thể, đó không phải là giới hạn: một số chuyên gia dự báo mức giá đáng ngại 100 USD mỗi thùng.
Đại diện của "Aramco" tuyên bố, chu trình sản xuất sẽ được khôi phục trong thời hạn sớm nhất có thể. Theo thông báo của Bloomberg, tập đoàn đã khởi động các mỏ dự trữ để bù đắp tổn thất.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tỏ ra bi quan và không loại trừ rằng trong đất nước này sẽ bùng ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn diện. Theo những dự báo thực tế nhất, việc sửa chữa các thiết bị bị hư hại do cuộc tấn công tại các mỏ sẽ mất tới sáu tháng và cần chi hàng trăm triệu USD.
100 USD cho mỗi thùng dầu?
Liệu các cầu thủ khác có thể bù đắp chỗ thiếu hụt của nguồn cung khổng lồ đang đe dọa thị trường? Các chuyên gia nghi ngờ về khả năng như vậy.
Hoa Kỳ có triển vọng tăng xuất khẩu một triệu thùng mỗi ngày (từ 3 đến 4 triệu). Bộ Năng lượng Mỹ cho biết Washington sẵn sàng tung 630 triệu thùng dầu ra khỏi kho dự trữ chiến lược để góp tay ổn định thị trường.
"Trên thực tế, cuộc tấn công vào các khu mỏ của Ả Rập Saudi lại khiến người Mỹ có lợi: đối với các nhà sản xuất vũ khí, đây là cơ may tuyệt hảo để bán cho Ả Rập Saudi các hệ thống phòng không mới. Tất nhiên, sự sụp đổ của nguồn cung dầu truyền thống còn là rất có lợi cho ngành công nghiệp dầu đá phiến”, - ông Alexandr Razuvaev đứng đầu Trung tâm phân tích-thông tin “Alpari” nhận xét.
Còn về phần các nhà xuất khẩu dầu cỡ lớn khác như UAE, Nga, Kuwait và Iraq, họ sẽ có thể tăng sản lượng chỉ vài trăm nghìn thùng. Đồng thời Iran và Venezuela không đủ sức tham gia vào công cuộc thay thế dầu của Ả Rập Saudi do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.
Dù vậy, cảnh thâm hụt không quá đáng sợ. Như người đứng đầu Bộ Năng lượng Nga Alexandr Novak đã chỉ ra, dự trữ thương mại toàn cầu có đủ để bù đắp sự thiếu hụt “vàng đen” trong khoảng trung hạn. Ông cũng cho biết rằng hiện chưa rõ liệu Nga có tăng lượng khai thác hay không: tất cả phụ thuộc vào cách Ả Rập Saudi đánh giá hậu quả của cuộc tấn công bằng UAV vào “Saudi Aramco”.
Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo cũng cho rằng không có lý do gì để hoảng sợ.
"Ả Rập Saudi có trữ lượng dầu dồi dào, do đó, không nhất thiết phải tăng lượng khai thác của các thành viên OPEC và những nước đã ký kết thỏa thuận với tổ chức, kể cả Nga", - ông nhấn mạnh.
Chẳng có gì để thay thế
Trong khi đó, theo đánh giá của cơ quan tư vấn Rystad Energy, trữ lượng dầu thô ở Ả Rập Saudi sẽ đủ trong khoảng 26 ngày, sau đó, khó loại trừ cuộc sụp đổ về nguồn cung.
"Thế giới thậm chí không thể thay thế hơn 5 triệu thùng mỗi ngày, vốn do Ả Rập Saudi xuất khẩu. Nếu việc khai thác ngừng trệ hơn mười ngày, tình trạng nguồn cung dầu thô sẽ trở nên nghiêm trọng, do khối lượng vật tư thay thế xuất khẩu bị hạn chế trên toàn cầu", - ông Bjornar Tonhaugen phụ trách bộ phận nghiên cứu thị trường dầu tại Rystad Energy nhận định.
Do đó, thị trường thế giới sẽ sớm phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt 150 triệu thùng mỗi tháng. Và điều đó hiển hiện trong mức báo giá với ba chữ số - lên tới 100 USD mỗi thùng.
Đối với các nước khai thác dầu mỏ, kịch bản như vậy là rất có lợi. Dầu đắt giá đã hỗ trợ cho đồng tiền quốc gia của Nga. Tỷ giá euro giảm còn 70,59 rúp, USD xuống dưới mức 64 rúp - lần đầu tiên kể từ ngày 1 tháng 8. Ngân sách Nga được hưởng lợi từ giá dầu tăng, thế nhưng điều đó khó có thể kéo dài.
Cụ thể, ông Fereidun Fesharaki lãnh đạo công ty tư vấn dầu mỏ FGE, đã gọi một bước nhảy phi mã như vậy trong giá dầu là "khuyếch đại", ông bày tỏ quan điểm rằng mức giá có thể sẽ giảm xuống chỉ trong vài ngày tới.
"Thị trường" vốn khá cân bằng "trước khi máy bay không người lái Yemen tấn công cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Ả Rập Saudi. Cơ quan Năng lượng Quốc tế và một số nước tiêu dùng lớn sở hữu trữ lượng dầu đáng kể", - ông nói. Do đó cuối cùng, mức giá sẽ tăng chỉ 2-3 USD mỗi thùng và giữ ở mức này.