Nguy cơ đầu tư trái phiếu

8 tháng đầu năm 2019, ước tính tổng lượng trái phiếu doanh nghiệp được chào bán là hơn 129.000 tỷ đồng và tỷ lệ phát hành thành công toàn thị trường là 90,8%, tương đương gần 118.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân hàng phát hành hơn 56.000 tỷ đồng trái phiếu, chiếm gần một nửa tổng giá trị trái phiếu phát hành của thị trường, báo SGGP.
Sputnik

Ngân hàng sở hữu chéo trái phiếu của nhau?

Có 12 ngân hàng thương mại đã phát hành thành công trái phiếu với tỷ lệ lên đến 99,6%, khoảng 56.000 tỷ đồng trong 8 tháng năm 2019. Cụ thể, 11 ngân hàng phát hành thành công 100%, chỉ có Seabank còn 2 lô không bán hết. Trong số này, 5 ngân hàng có lượng trái phiếu phát hành lớn nhất (chiếm hơn 80% tổng giá trị trái phiếu) là VPBank với 13.860 tỷ đồng (trong đó có 300 triệu USD trái phiếu quốc tế), HDBank 11.600 tỷ đồng, ACB 7.850 tỷ đồng, VIB 6.450 tỷ đồng và LienVietPost Bank 6.100 tỷ đồng. Đa số trái phiếu ngân hàng thương mại kỳ hạn 2 - 3 năm, có lãi suất ở mức 6,5% - 7,3%/năm.

Nguy cơ đầu tư trái phiếu

Đáng lưu ý, có đến 40% trái phiếu ngân hàng phát hành được công ty chứng khoán mua vào. Tuy nhiên, theo Công ty Chứng khoán SSI, lượng trái phiếu mà các công ty chứng khoán mua quá lớn so với quy mô vốn của mình, bản thân các công ty chứng khoán cũng phải huy động trái phiếu để tăng vốn nên khả năng cao công ty chứng khoán chỉ là trung gian. Hơn nữa, với lãi suất trung bình ở mức 6,72%/năm, chỉ tương đương lãi suất huy động của ngân hàng thương mại lớn - tức nhóm có lãi suất huy động thấp nhất, thì trái phiếu của các ngân hàng thương mại hầu hết không hấp dẫn với nhà đầu tư thông thường. Đối tượng mua chủ yếu là công ty chứng khoán trực thuộc các ngân hàng, nên có khả năng lớn là các công ty chứng khoán “mua giùm” các ngân hàng. 

Thực tế báo cáo tài chính của 18 ngân hàng thương mại trên thị trường cho thấy, 6 tháng đầu năm 2019, lượng trái phiếu của các tổ chức tín dụng mà ngân hàng thương mại nắm giữ tăng thêm khoảng 56.000 tỷ đồng. Do đó, rất có thể các ngân hàng thương mại đã sở hữu chéo trái phiếu của nhau. Mục đích là để gia tăng nguồn huy động, nâng cao tỷ trọng vốn trung và dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu giảm tỷ trọng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Nhà nước.

Nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường trái phiếu

Với tiềm lực tài chính tốt, các ngân hàng thương mại đang đóng vai trò là nhà đầu tư lớn nhất trên thị trường trái phiếu. Không chỉ sở hữu trái phiếu của ngân hàng khác, các ngân hàng thương mại cũng đầu tư vào trái phiếu của các tổ chức kinh tế nhằm đa dạng hình thức đầu tư, cũng như giải ngân vốn cho DN.

Nga cắt giảm 20 tỷ USD đầu tư vào trái phiếu Mỹ

Theo báo cáo bán niên năm 2019 của 12 ngân hàng thương mại niêm yết trên thị trường, tính đến cuối tháng 6-2019, tổng dư nợ chứng khoán gồm trái phiếu những tổ chức kinh tế mà các ngân hàng nắm giữ có giá trị hơn 178.000 tỷ đồng, tăng 2% so với cuối 2018. Một số ngân hàng thương mại có xu hướng đầu tư vào trái phiếu của các tổ chức kinh tế mạnh, như MBBank có dư nợ trái phiếu các tổ chức kinh tế tăng gần 79% so với cuối năm 2018, TBBank tăng hơn 25%... Các ngân hàng có tỷ trọng đầu tư vào trái phiếu tổ chức kinh tế lớn nhất là Techcombank với 60.700 tỷ đồng, MBBank là 15.600 tỷ đồng…, không ít các trái phiếu mà các ngân hàng này mua là trái phiếu do các DN bất động sản và DN xây dựng phát hành. 

Thống kê cũng cho thấy, trong tổng số 36.876 tỷ đồng trái phiếu bất động sản được phát hành trên thị trường trong 6 tháng qua, các ngân hàng đã mua hơn 20%. Việc mở rộng đầu tư quá nhanh thông qua mua trái phiếu các DN nhất là trong lĩnh vực bất động sản sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì là loại hình kinh doanh có nhu cầu vốn lớn và đang tăng trưởng chậm lại. Một chuyên gia tài chính nhận định, việc ngân hàng “ôm” trái phiếu DN là câu chuyện diễn ra nhiều năm nay và đây được dự đoán là cách để giải quyết bài toán vốn đối với những DN hết hạn mức, tài sản thế chấp được vay tiền từ ngân hàng. 

Hàng chục ngàn ô tô Nga miễn thuế đổ bộ thị trường Việt

Đặc biệt, nếu số dư đầu tư trái phiếu xây dựng, bất động sản của ngân hàng lớn trong khi thị trường này chưa phục hồi vững chắc, thì rủi ro luôn hiện hữu. Do đó, việc rà soát, kiểm soát các ngân hàng đầu tư trái phiếu DN là cần thiết. 

Thực tế cho thấy, so với cho vay, việc mua trái phiếu DN sẽ giúp các ngân hàng thương mại linh hoạt hơn vì có thể bán lại một phần trái phiếu này cho các tổ chức, quỹ đầu tư và khách hàng cá nhân, khi cần điều chỉnh khoản mục tài sản trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên, một số ngân hàng cũng sử dụng công cụ trái phiếu DN, thông qua các giao dịch tài chính phức tạp để cơ cấu lại nợ của tổ chức phát hành hoặc mục đích khác. Trước tình trạng này, mới đây, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản gửi đến các ngân hàng thương mại yêu cầu tăng cường kiểm soát hoạt động đầu tư trái phiếu DN và cho biết sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm hạn chế các rủi ro tiềm ẩn.

Thảo luận