Liệu cả hai nước Trung Quốc và Malaysia sẽ chấm dứt được tranh chấp ở Biển Đông hay không?

Tuần trước, tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Ngoại trưởng Malaysia đã đồng ý thiết lập một cơ chế đối thoại mới để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, nhà bình luận của Sputnik Piotr Tsvetov viết trong bài báo của mình.
Sputnik

Cơ chế mới hay chiến thuật mới của Bắc Kinh?

Sau cuộc gặp với đồng nghiệp Malaysia, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị tuyên bố:

“Hai bên đã nhất trí tạo ra một cơ chế song phương để tham vấn về các vấn đề hàng hải. Đây là một nền tảng mới để đối thoại và hợp tác”.

Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah bổ sung: "Cơ chế này sẽ được thực hiện bởi các bộ trưởng ngoại giao của hai nước".

Một số nhà quan sát đã quyết định rằng chúng ta trở thành nhân chứng chứng kiến ​​cách Bắc Kinh hành xử với một chiến thuật mới: giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông thông qua các cuộc đàm phán “một đối một”. Vài tuần trước, ngoại giao Trung Quốc đã đồng ý thiết lập một cơ chế chung với Philippines để khai thác tài nguyên thiên nhiên ở các khu vực tranh chấp trên biển. Vấn đề tranh chấp lãnh thổ trong quan hệ của họ dường như bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Bây giờ, có vẻ như đó là vấn đề hợp tác giữa Trung Quốc và Malaysia và cả trong việc phát triển tài nguyên Biển Đông, bao gồm cả ngành cá.

Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông có tương lai không?

Một số nhà quan sát thấy cách tiếp cận mới của Bắc Kinh là một cách thoát khỏi xung đột ở Biển Đông. Giống như Bắc Kinh sẽ bắt đầu phát triển hợp tác với mỗi bên tham gia tranh chấp, để giúp từng nước giải quyết vấn đề cấp bách của quốc gia, điều này có thể “mài mòn” tham vọng lãnh thổ của các nước này. Mặc dù các bộ trưởng đã đề cập tại cuộc họp ở Bắc Kinh rằng họ đang cố gắng đi đến ký kết bộ quy tắc ứng xử cho các bên ở Biển Đông, nhưng thật khó tin vào khả năng này. Những nước tham gia vào quá trình đàm phán - Trung Quốc và 10 nước ASEAN, rõ ràng đang trì hoãn việc ký kết, đẩy việc này ngày càng xa hơn. Rõ ràng, vẫn tồn tại không ít bất đồng giữa các bên.

Khi máy bay không người lái của Trung Quốc lượn trên bầu trời Biển Đông

Ai đó có thể nói, điều đó không quan trọng bằng việc hòa bình, láng giềng tốt và ổn định ở Biển Đông cuối cùng được đảm bảo như thế nào. Tuy nhiên, quyết định này phải toàn diện và được công nhận bởi tất cả các bên liên quan. Không khó để Bắc Kinh đàm phán “một đối một” với Malaysia,  nước ngày nay chỉ kiểm soát năm hòn đảo của Quần đảo Trường Sa, hay Philippines, nước kiểm soát chín hòn đảo. Có nghĩa là, hai quốc gia này có thể hài lòng với giải quyết một phần nhỏ trong tranh chấp lãnh thổ. Nhưng làm thế nào để giải quyết tranh chấp với Việt Nam, quốc gia coi tất cả các đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của mình? Và liệu Bắc Kinh đã sẵn sàng ngừng chiếm lấy cho mình các hòn đảo không có người ở và biến chúng thành căn cứ quân sự? Có phải các chính trị gia và quân đội Trung Quốc chỉ nghĩ về sự phát triển kinh tế của Biển Đông?

Cả chục nước ASEAN đã nói chuyện với Bắc Kinh với tư cách gần như ngang bằng. Liệu Kuala Lumpur có thể làm như vậy được không?

Thảo luận