Trước đó, một cựu quan chức NSA nói tiếng Pháp trôi chảy, đã yêu cầu điều tương tự từ cựu Tổng thống Francois Hollande, nhưng không thành công. Lãnh đạo Pháp không dám quyết định một bước mạo hiểm như vậy. Sau đây là ý kiến bình luận của Antoine Lefébure, tác giả cuốn sách «L'Affaire Snowden» ( Vụ án Snowden).
«Edward Snowden đã rất có công đối với nhân loại. Ông đã thu thập và đưa ra bằng chứng cho thấy có một hệ thống theo dõi cực kỳ phát triển».
Vào ngày 15 tháng 9, trong chương trình phát thanh và truyền hình Le Grand jury RTL Le Figaro LCI, Bộ trưởng Tư pháp Pháp Nicole Belloubet cho biết bà ủng hộ ý tưởng cấp tị nạn cho Edward Snowden ở Pháp. Một ngày sau đó, nghị sĩ châu Âu từ Đảng «Tiến lên! Đảng Cộng hòa», ông Nathalie Loiseau, đã bày tỏ suy nghĩ tương đồng. Trở lại năm 2013, dưới thời Tổng thống François Hollande, một người cung cấp thông tin, công dân Mỹ đã xin tị nạn tại Pháp. Đơn của ông sau đó đã bị từ chối. Cựu Bộ trưởng Các vấn đề châu Âu Natalie Loisot nhắc lại rằng đơn xin tị nạn của Edward Snowden cần gửi tới Văn phòng Pháp bảo vệ người tị nạn và người không quốc tịch (OFPRA - Văn phòng Français de Protection des Réfugiés et Apatrides) để cơ quan này xét duyệt. Tuy nhiên, thật khó để tin rằng các cơ quan hành pháp không can thiệp vào việc xem xét một trường hợp quan trọng như vậy.
Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Pháp France Inter vào ngày 16 tháng 9, Edward Snowden, người đã trao các bí mật nhà nước Mỹ cho báo chí, một lần nữa tuyên bố rằng ông muốn xin tị nạn ở Pháp. Đáp ứng yêu cầu của người mà nhiều người ở Mỹ coi là kẻ phản bội, có thể là một cơ hội duy nhất để Pháp củng cố vai trò độc lập với Hoa Kỳ của một của “cường quốc cân bằng quyền lực”, nếu như thể theo lời của Emmanuel Macron. Nó cũng sẽ là một ví dụ về hành động phù hợp với các giá trị cơ bản của Cộng hòa Pháp, Natalie Loisot giải thích trong cuộc phỏng vấn với France Inter.
«Tôi sẽ rất hạnh phúc nếu ông ấy ở Châu Âu», nữ chính trị gia nói. «Không một quốc gia châu Âu nào cấp tị nạn cho Snowden. Đây là một sự khác biệt hoàn toàn với các nguyên tắc mà chúng tôi đang tuyên truyền», - Nghị sĩ Nghị viện châu Âu nói thêm.
Điều gì ngăn cản Pháp cung cấp cơ chế tị nạn cho Edward Snowden ngày hôm nay? Và tình trạng của người cung cấp thông tin ở Pháp là gì? Sputnik đã phỏng vấn Antoine Lefebouur, chuyên gia truyền thông và tác giả của cuốn sách “ Vụ án Snowden: Hoa Kỳ tiến hành gián điệp trên thế giới như thế” («L’affaire Snowden: сomment les États-Unis espionnent le monde», Editions La Découverte, 2014).
Sputnik France: Edward Snowden tuyên bố rằng ông ấy rất muốn nhận cơ chế tị nạn ở Pháp. Nicole Bellube đã nói « ủng hộ”, cũng giống như Natalie Loiso, theo ý kiến của ông, Edward Snowden đã có công với nhân loại. Theo ông, chính phủ của Emmanuel Macron đã sẵn sàng cấp tị nạn cho Edward Snowden hay chưa? Đặc biệt có tính đến chi tiết ở Pháp, các cơ quan hành pháp chính thức không xét duyệt những đơn từ như vậy, mà do một tổ chức độc lập xem xét.
Antoine Lefebure: «Điều này không được loại trừ. Nhưng ở đây, chính phủ Pháp phải đối mặt với vấn đề về an ninh. Mà nhân tiện, tôi xin nhắc: vấn đề này ở Pháp ít được quan tâm hơn so với ở Nga. Pháp có vấn đề về an ninh. Các cuộc tấn công trong tòa soạn Charlie Hebdo và trong phòng hòa nhạc Bataclan là bằng chứng cho điều này. Edward Snowden sẽ an toàn nếu ông sống ở Pháp? Tôi nghĩ là không. Rất có thể, ông đã bị đe dọa nghiêm trọng ở đây».
Sputnik France: Có phải mối quan hệ của chúng ta trong liên minh với Hoa Kỳ vẫn quan trọng hơn các giá trị mà Pháp ủng hộ?
Antoine Lefebure: «Trên thực tế, chúng tôi không có nhiều lựa chọn, vì Pháp vẫn tham gia cả vào NATO và cả trong công việc của NSA. Pháp sử dụng các chương trình và thiết bị phần mềm tương tự. Tôi nhắc lại, ở Pháp vấn đề chủ yếu là an ninh: rất nhiều tổ hợp nhà nước (của Mỹ) về quân sự-công nghiệp muốn «xử lý» ông ấy, và không chỉ để trả thù, mà vì tiền lệ. Tuy nhiên, ông ta đã làm rất nhiều việc mà ông chưa bị trừng phạt, điều đó có nghĩa là ông ấy thực sự rơi vào tình trạng nguy hiểm».
Sputnik France: Tại sao sau đó ông ấy lại xin tị nạn ở Pháp và cung cấp thông tin này cho giới truyền thông?
Antoine Lefebure: «Có lẽ ông đánh giá quá cao nền độc lập của Pháp và mức độ an ninh ở nước chúng tôi. Vào những năm 1930, nhiều thành viên của tầng lớp trí thức Do Thái chạy trốn khỏi chủ nghĩa phát xít và lánh nạn ở quê hương Nhân quyền. Tuy nhiên, điều này không giúp họ thoát khỏi các trại tập trung vài năm sau đó. Đó là: đánh giá quá cao khả năng của Pháp trong việc bảo vệ những người trú ẩn không phải là một hiện tượng mới».
Sputnik France: Thế có thể nói gì về ý chí chính trị của chính phủ Pháp?
Antoine Lefebure: «Tôi nghĩ có hai trường phái. Một số người có nhiều khả năng tuân thủ chủ nghĩa Atlant và không thấy lý do gì để cung cấp tị nạn cho một người mà một nửa dân số Hoa Kỳ coi là kẻ phản bội. Và những người khác trong chính phủ coi ông ta là người bảo vệ tự do và nghĩ rằng ông ta nên được chấp nhận».
Sputnik France: Đây có phải là cơ hội duy nhất để Pháp trở thành nhà lãnh đạo thế giới tự do và quyền lực cân bằng giữa Nga và Mỹ?
Antoine Lefebure: «Đúng, đối với Macron, đây là cơ hội để làm điều gì đó sẽ thể hiện tích cực hình ảnh của mình trong mắt dư luận. Nhưng - và đây chỉ là một giả định từ phía tôi — ông ấy khó có thể thực hiện một bước như vậy».
Sputnik Pháp: Chính phủ Pháp có sợ cấp phép tị nạn cho Edward Snowden hoặc những người cung cấp thông tin khác, bằng cách đó khuyến khích hành động của họ không?
Antoine Lefebure: «Tất nhiên, có một nỗi sợ hãi khuyến khích hành động của người cung cấp thông tin, cũng như gây ra sự bất bình của những người trong chính phủ Hoa Kỳ coi Snowden là kẻ phản bội. Pháp vẫn là đồng minh chính của Hoa Kỳ, đặc biệt là trên “sân khấu“ hoạt động quân sự ở Châu Phi».
Sputnik France: Vị thế của người cung cấp thông tin ở Pháp là gì? Chẳng hạn, họ có được bảo vệ tốt hơn ở Mỹ không?
Antoine Lefebure: «Không, họ ở trong một môi trường khá bất lợi, thậm chí còn bất lợi hơn ở Mỹ. Ở Pháp, việc bảo vệ người tố giác chấm dứt tại điểm, khi an ninh nhà nước bắt đầu hoặc trong các trường hợp được đóng dấu « tuyệt mật». Họ chỉ được bảo vệ khi họ tiết lộ thông tin về các lĩnh vực kỹ thuật hoặc công nghiệp, và trong trường hợp không liên quan đến các vấn đề quân sự hoặc tình báo».
Sputnik France: Nhân tiện, chúng tôi xin nhắc: luật pháp quy định rằng người cung cấp thông tin nên thông báo cho cấp trên trước khi tiết lộ thông tin...
Antoine Lefebure: «Hoàn toàn đúng. Và có thể tưởng tượng điều này thực sự xảy ra như thế nào... Mục đích duy nhất của bộ luật này là tạo ra ấn tượng rằng họ được bảo vệ mà không bảo vệ họ trên thực tế».