“Trách cứ” Việt Nam, Trung Quốc muốn gì?

“Ông Cảnh Sảng nên nhớ rằng Việt Nam mới là nước ASEAN đầu tiên đặt cơ chế tham vấn song phương với Trung Quốc chứ không phải Malaysia hay Philippines hay bất kỳ một nước ASEAN nào khác”, - Chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.
Sputnik

Trung Quốc nói sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để giải quyết vấn đề khai thác ở Biển Đông thông qua tham vấn

Hôm thứ Tư 18/9, đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang (Cảnh Sảng) nói rằng Chính quyền Trung Quốc đang cố gắng đạt được thỏa thuận với Việt Nam về vấn đề Biển Đông và sẵn sàng với việc xích gần lập trường của hai bên về các vấn đề liên quan thông qua các cuộc đàm phán. Ông ta còn nói: "Bắc Kinh đang tham gia vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thuộc quyền kiểm soát hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông. Đồng thời, chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để giải quyết vấn đề này thông qua tham vấn”. Hơn nữa, theo  Cảnh Sảng, Hà Nội cần kiềm chế thực hiện các bước đi đơn phương và nỗ lực đảm bảo sự ổn định trong khu vực. Ông ta còn nhắc rằng kể từ tháng Năm  năm nay, Việt Nam tiến hành thăm dò các mỏ dầu ở khu vực tranh chấp ở Biển Đông mà không thống nhất các hành động của mình với Trung Quốc.

Trung Quốc đề xuất với Việt Nam thỏa thuận về những bất đồng ở Biển Đông

“Việt Nam có phải là “thê thiếp” hay “nàng hầu” của Trung Quốc đâu mà ông Cảnh Sảng lại có những lời trách cứ vô pháp, vô thiên như vậy ? Việt Nam có phải là “cấp dưới” của Trung Quốc đâu mà phải thống nhất các hành động của mình với Trung Quốc như “báo cáo trước” với “thủ trưởng” của mình ? Ông Cảnh Sảng cứ làm như Việt Nam đang “mượn/thuê” Biển Đông của Trung Quốc vậy sao ? Vậy thì Trung Quốc coi chữ ký của chính mình trong Công ước Liên Hợp quốc về luật biển UNCLOS-1982 là cái gì vậy?”, -  Chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik về phát biểu của đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng.

Trung Quốc vừa “tung hỏa mù” đối với dư luận quốc tế và đưa ra “luận điệu răn đe” đối với Việt Nam

Với phát biểu như trên, Trung Quốc dường như muốn tạo với dư luận quốc tế rằng Trung Quốc đã sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Việt Nam về việc “Bắc Kinh đang tham gia vào việc khai thác các nguồn tài nguyên thuộc quyền kiểm soát hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông”, nhưng kèm theo đó lại là lời “trách cứ” Việt Nam đã thỏa thuận hợp tác với các quốc gia ngoài khu vực Biển Đông để khai thác tài nguyên ở Biển Đông mà “không thỏa thuận trước với Trung Quốc”. Trung Quốc dường như muốn chứng minh rằng Trung Quốc vẫn có thể dùng đàm phán hòa bình mặc dù ở phía sau vẫn có lực lượng quân sự hùng mạnh, nhất là Hải quân Trung Quốc làm vũ khí răn đe.

Việt Nam là quốc gia ASEAN đầu tiên đặt cơ chế tham vấn song phương với Trung Quốc

Tại sao Cảnh Sảng lại tung ra luận điệu như thế vào lúc này?

Phải chăng vì thời điểm Việt Nam chuẩn bị trở thành Chủ tịch luân phiên ASEAN và tham gia vào Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã cận kề? Và đây là một đòn “ra tay trước” của Trung Quốc nhằm phá hoại uy tín của Việt Nam, quốc gia có lập trường “cứng rắn” nhất trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình ở Biển Đông. Do đó, lời tuyên bố của ông Cảnh Sảng về việc “Việt Nam tiến hành thăm dò các mỏ dầu ở khu vực tranh chấp ở Biển Đông mà không thống nhất các hành động của mình với Trung Quốc” thể hiện sự trịch thượng của “thiên triều”.

Thủ tướng Việt Nam đề nghị ASEAN ủng hộ duy trì hòa bình Biển Đông

“Ông Cảnh Sảng nên nhớ rằng Việt Nam mới là nước ASEAN đầu tiên đặt cơ chế tham vấn song phương với Trung Quốc chứ không phải Malaysia hay Philippines hay bất kỳ một nước ASEAN nào khác. Cơ chế đối thoại Việt – Trung được thiết lập từ năm 1994 và đến nay đã “phủ sóng” trên cả bốn kênh đối ngoại: Kênh Đảng, kênh Nhà nước, kênh Kinh tế, kênh Quốc phòng và kênh Giao lưu Nhân dân chứ không phải đến bây giờ mới có. Riêng về kinh tế, Việt Nam không hề cự tuyệt việc hợp tác với Trung Quốc trong các hoạt động khai thác tài nguyên ở Biển Đông nhưng chỉ có một yêu cầu duy nhất: Trung Quốc phải từ bỏ những yêu sách vô lý về “vùng nước lịch sử” ở Biển Đông (“đường lưỡi bò”), tuân thủ UNCLOS-1982 cũng như phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế và tôn trọng chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông theo quy định của công pháp quốc tế. Ngoài ra, không có điều kiện nào khác”, - Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.

Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông

Tuần trước, tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc và Ngoại trưởng Malaysia đã đồng ý thiết lập một cơ chế đối thoại mới để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận với Philippines về thăm dò dầu khí chung tại vùng Biển Tây Philippines. Các nhà bình luận chính trị Việt Nam và Nga cho rằng đây là chiến thuật “bẻ đũa từng chiếc” của Trung Quốc đối với khối ASEAN và là phản đòn ngoại giao để cô lập Việt Nam - nước kiên quyết nhất khối ASEAN trong việc bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông.

Khi máy bay không người lái của Trung Quốc lượn trên bầu trời Biển Đông

Trong tình hình hiện nay, Việt Nam vẫn giữ quan điểm không can thiệp vào các quan hệ đối ngoại cũng như các thỏa thuận của các nước trong khối ASEAN với các nước khác, trong đó có Trung Quốc. Nhưng nếu các quan hệ ấy, các thỏa thuận ấy xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam thì Việt Nam sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia của mình.

Thảo luận