Bắc Kinh tăng cường quan hệ với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương

Những ngày qua, hai quốc đảo ở Thái Bình Dương - Quần đảo Solomon và Kiribati đã cắt đứt ngoại giao với Đài Bắc và thiết lập quan hệ với Bắc Kinh, nhà phân tích chính trị của Sputnik Piotr Tsvetov viết trong bài viết của mình.
Sputnik

Bắc Kinh thành công trong ngoại giao đô la

Cho đến gần đây, Thái Bình Dương là một thành trì ngoại giao của Đài Loan - hòn đảo mà hầu hết các thành viên Liên Hợp Quốc không coi là quốc gia độc lập, mà là một phần không thể thiếu của Trung Quốc, có quan hệ ngoại giao với sáu quốc gia. Và hai trong số đó, quần đảo Solomon và Kiribati, đã quyết định giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, thừa nhận chỉ có một nước Trung Quốc với thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ của hai quốc gia này đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Bắc.

Biển Đông: Mỹ đã có cách giúp Việt Nam đối đầu với Trung Quốc?

Nếu chỉ nói chính quyền Đài Loan rất buồn phiền trước một ngã rẽ như vậy chẳng khác nào là không nói gì. Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu không chỉ hối tiếc về hành động của 2 quốc đảo, ông thậm chí còn từ chức. Thật vậy, những gì đã xảy ra là một thất bại chính trị lớn cho chính quyền Đài Loan hiện tại. Hiện giờ trên thế giới chỉ còn 15 quốc gia duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Bắc.

Bắc Kinh, ngược lại, không hề che giấu sự hài lòng Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bình luận về việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Kiribati, hoan nghênh sự gia nhập của đất nước này vào "số những quốc gia hợp tác với Trung Quốc". Một số nhà quan sát gọi  sự kiện ngoại giao này là một món quà kỷ niệm 70 năm tuyên bố độc lập của Trung Quốc, sẽ được tổ chức vào ngày 1 tháng Mười.

Không còn nghi ngờ gì, đó là sự thành công của ngoại giao Trung Quốc. Nhưng họ đã đạt được bằng cách nào? Chính Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu  cáo buộc Bắc Kinh sử dụng "ngoại giao đô la". Tuy nhiên, ông không thể đưa ra các ví dụ có thể nói về việc hối lộ quan chức quốc đảo hoặc một số phương cách bất hợp pháp khác. Nhưng nếu Joseph Wu nghĩ đến mối quan hệ kinh tế của Bắc Kinh với các đảo, thì dĩ nhiên ông đã đúng. Trung Quốc gần đây đã mở rộng mạnh mẽ quan hệ thương mại và kinh tế với các quốc đảo Thái Bình Dương. Kim nghạch giao thương hiện tại của họ là 8 tỷ đô la. Khối lượng hỗ trợ từ Trung Quốc cho các quốc gia này cũng rất ấn tượng - kể từ năm 2006, lên tới 1,8 tỷ đô la, gấp tám lần so với số tiền mà Đài Bắc đã chi cho khu vực này. Bắc Kinh hứa hẹn với quần đảo Solomon sẽ cung cấp hỗ trợ mới trong hai năm tới. Rõ ràng, Đài Bắc không thể cạnh tranh với Bắc Kinh về vấn đề này.

Các tàu chiến Trung Quốc ghé cảng Úc để làm gì?

Chờ đợi sự thay đổi trong tình hình địa chính trị

Tuy nhiên, những nỗ lực của ngoại giao Bắc Kinh không chỉ do mong muốn làm một món quà  kỷ niệm ngày quốc khánh Trung Quốc, mà còn như cú đấm vào mũi phe ly khai Đài Loan. Những hành động này của Bắc Kinh góp phần củng cố lợi ích quốc gia của chính họ tại Nam Thái Bình Dương. Nhìn vào bản đồ là đủ để hiểu được biên giới sự hiện diện quân sự Trung Quốc có thể kéo xa đến mức nào nếu các tàu chiến hải quân Trung Quốc có thể đóng căn cứ hay tự do ra vào các cảng của quần đảo Solomon và Kiribati. Bắc Kinh đã thực hiện một bước đi thành công chống lại chiến lược  "Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương", được Hoa Kỳ và Úc thúc đẩy chống lại Trung Quốc. Không phải ngẫu nhiên mà sự đổ vỡ mối quan hệ ngoại giao giữa quần đảo Solomon và Kiribati với Đài Loan làm Washington rất không vui. Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence đã hủy cuộc họp dự kiến ​​trước đó với thủ tướng quần đảo Solomon Manasseh Sogavar, mặc dù việc này bây giờ khó có  khả năng ảnh hưởng đến quan điểm của người dân đảo.

Và Đài Loan ngày càng có ít cơ hội để bảo tồn sự công nhận ngoại giao vốn đã không đáng kể đối với sự độc lập của họ.

Thảo luận