Người Trung Quốc mua cô dâu nước ngoài với giá rẻ

Kết hôn với một phụ nữ Trung Quốc tốn rất nhiều tiền: giá cô dâu truyền thống lên tới hàng trăm nghìn nhân dân tệ. Trong bối cảnh đó, cô dâu nước ngoài dường như là một lựa chọn kinh tế hơn. Nhưng đôi khi việc mai mối lại có những hình thức giống với buôn bán nô lệ.
Sputnik

Các nhà chức trách Trung Quốc đấu tranh với hiện tượng này như thế nào, theo bài viết của Sputnik.

Cô dâu theo đơn đặt hàng

Ngày nay, bạn có thể đặt hàng hầu hết mọi thứ giao hàng tận nhà. Và Trung Quốc là một trong những nước dẫn đầu thế giới về thương mại điện tử. Mua sắm từ xa với người dân nước này đã trở nên phổ biến. Đôi khi ngay cả một cô dâu cũng có thể tìm được trên Internet.

Đầu tháng 9, nhà chức trách Indonesia thông  báo về việc quay trở lại của mười bốn phụ nữ đã được "đặt hàng qua thư" từ Trung Quốc. Cô dâu được cung cấp bởi các dịch vụ chuyên về hôn nhân. Các cô gái được hứa hẹn công việc hoặc tiền thưởng, nhưng nhiều người không hiểu hết những gì họ đang làm.

Bộ Ngoại giao Indonesia cảnh báo: những người muốn kết hôn với người nước ngoài cần phải cẩn thận, làm quen trước với người chồng tương lai, không nên tin vào lời hứa hẹn về một cuộc sống tốt đẹp và chắc chắn cần đăng ký kết hôn theo luật pháp. Các cô gái đã may mắn hồi hương, nhưng có nhiều người đã không thể quay trở về nhà.

Người Trung Quốc mua cô dâu nước ngoài với giá rẻ

Có nhiều công ty dịch vụ giúp người Trung Quốc - thường là từ các vùng nông thôn - tìm được một người vợ phù hợp. Với nhiều cô gái, hôn nhân không được đăng ký chính thức, không xin giấy phép cư trú, và do đó người thân gần như không có cơ hội tìm thấy. Tình hình tương tự xảy ra với  các cô dâu từ các nước nghèo hơn, ví dụ như Việt Nam, Lào, …

Vào tháng 7, tin tức báo chí cho biết  đàn ông Trung Quốc thậm chí đã mua phụ nữ Pakistan. Đại sứ Trung Quốc tại Islamabad kêu gọi hãy trừng phạt những "kẻ môi giới" hôn nhân bất hợp pháp.

Cần phải nói không phải ai cũng rơi vào cảnh nô lệ do sự sơ suất. Một số làm việc này một cách có ý thức để kiếm tiền chu cấp cho gia đình ở quê hương. Cũng thường xảy ra chuyện cha mẹ cố tình để bớt đi một  "miệng ăn" hoặc bán con gái với hy vọng tương lai tốt hơn cho cô ấy. "Người mua" đồng thời đôi khi thậm chí không biết họ đang vi phạm pháp luật.

Cô dâu Việt 18 tuổi tố bị chồng Trung Quốc bạo dâm

Chính quyền Trung Quốc đang tích cực đấu tranh với vấn nạn này. Trên các phương tiện truyền thông đưa tin bắt giữ các dịch vụ hôn nhân, và các kênh truyền hình quay phóng sự về số phận về những người vợ nước ngoài và chồng Trung Quốc. Sự việc đã được thảo luận ở cấp độ cao: vào tháng 7, bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc và Indonesia đã nêu ra chủ đề buôn bán người trong các cuộc đàm phán.

Tuy nhiên, hiện tượng này có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều. Hôn nhân với người nước ngoài xuất phát từ nhu cầu thực tế - đơn giản là không thể kết hôn với người đồng hương. Ở Trung Quốc, có 107 đến 116 bé trai trên 100 bé gái. Sự mất cân bằng này dẫn đến  hôn nhân với một phụ nữ Trung Quốc trở thành một thú vui đắt giá.

Dịch vụ mai mối

"Các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng cho người mai mối đã được mở tại Yu Giang," một tiêu đề gần đây đã xuất hiện trên báo Trung Quốc, và gây ra cuộc thảo luận sôi nổi. Đối với giới trẻ Trung Quốc, tình yêu hôn nhân hoàn toàn không phải là vấn đề riêng tư. Cha mẹ, người thân tham gia vào việc phát triển mối quan hệ và sắp xếp cuộc sống gia đình. Nếu cô dâu hoặc chú rể không thể tự tìm thấy người phối ngẫu, dịch vụ mai mối sẽ giúp đỡ. Theo quy định, vai trò này được trao cho người phụ nữ lớn tuổi, không có việc gì làm khi nghỉ hưu - hàng xóm, đồng nghiệp cũ hoặc bạn học của cha mẹ.

Các cô dâu ở Trung Quốc đang đắt giá

Điều này được thực hiện thông thường với mục đích tốt, vì mục đích "cải nghiệp": những người mai mối tin rằng càng có nhiều trái tim yêu thương được gắn kết với nhau, các thế lực siêu hình trên cao sẽ phù hộ cho họ. Tuy nhiên, các dịch vụ chuyên nghiệp bị chỉ trích vì mang đậm tính thương mại: họ nhận được tỷ lệ phần trăm từ các giao dịch.

Và điều này, rõ ràng là lý do cho việc gia tăng yêu cầu về vật chất từ người thân cô dâu trong những năm gần đây. Tại các ngôi làng, số tiền đòi hỏi dao động từ 100 đến 400 nghìn nhân dân tệ (từ 1 đến 4 triệu rúp) - gần gấp đôi so với năm năm trước, tương ứng với thu nhập của một nông dân bình thường trong vài thập kỷ.

Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng với Hội đồng Nhà nước, đã ban hành một tài liệu vào tháng 2 kêu gọi kiểm soát "các hành vi xấu xa". Chính phủ muốn truyền tải cho dân chúng các giá trị xã hội chủ nghĩa, và những người mai mối được đào tạo đặc biệt, có trình độ sẽ hoạt động trong việc này. Họ, theo kế hoạch của các quan chức, không chỉ giúp đỡ miễn phí, mà còn thuyết phục các gia đình mới cưới về các khoản chi phí đám cưới không cần thiết.

Người Trung Quốc mua cô dâu nước ngoài với giá rẻ

Nhà chức trách không chỉ giới hạn trong các khuyến nghị, mà còn trừng phạt "tội lỗi". Chẳng hạn, năm 2018 ở tỉnh Hà Nam, việc đòi hỏi quá nhiều tiền cho một cô dâu bị đánh đồng với buôn bán nô lệ. Theo nghị định của chính quyền địa phương, không được vượt quá 20 nghìn nhân dân tệ, nếu không, những người vi phạm có thể bị buộc tội buôn người và lừa đảo.

Vợ chồng quý mến

Về mặt chính thức, yêu cầu cụ thể về số tiền không được nêu ra ở bất cứ đâu, chỉ dựa vào truyền thống. Tuy nhiên có khuôn mẫu cho việc này. Số tiền lớn nhất được trả ở phía đông đất nước - từ 80 nghìn nhân dân tệ, nhưng tại đó dân chúng có thu nhập cao hơn. Phía bắc và đông bắc -  60 đến 80 nghìn. Trung bình, 50 nghìn được trả cho một cô dâu ở phía nam. Đồng thời, ở Tây Tạng chẳng hạn, họ có thể yêu cầu một con bò yak thay vì tiền.

Học tập hoặc lấy chồng: tại sao phụ nữ Trung Quốc giấu giếm trình độ học vấn cao

"Hiện tại ở Trung Quốc, một người đàn ông không có căn hộ chắc chắn sẽ không tìm được vợ, một phụ nữ Trung Quốc đến từ Tây An, tỉnh Thiểm Tây, giải thích với Sputnik,  Ở thành phố chúng tôi, số tiền tối thiểu cho một cô dâu là 70 nghìn nhân dân tệ, nông thôn phải nhiều hơn - khoảng 150-200 nghìn. Anh trai tôi đã kết hôn, bố mẹ mua cho anh ấy một căn hộ và tặng một bộ trang sức bằng vàng".

Nhưng chủ đề này thường là lý do chính của sự tranh chấp.

“Trong gia đình chúng tôi, mọi người quyết định thu xếp một căn hộ cho anh trai. Và vấn đề đầu tiên đã xảy ra - một số cô gái sau đám cưới muốn tài sản đứng tên mình hoặc đăng ký làm chủ sở hữu, mặc dù họ không đóng góp vào việc mua không gian sống”.

Tranh chấp đã là chủ đề của các vụ bê bối trước đám cưới ở Trung Quốc. Thời báo Hoàn cầu mô tả câu chuyện về một chú rể đánh nhau với cô dâu trong ngày cưới của họ. Gia đình anh ta đã chi ra 200 nghìn nhân dân tệ, họ đã phải tiết kiệm trong mười năm, nhưng số tiền này không làm gia đình cô dâu hài lòng. Dẫn đến vụ xô xát, và cô gái bị đánh chết vào ngày kết hôn.

Tất nhiên, đây là một trường hợp cực đoan, còn có nhiều câu chuyện thông  thường khác. Một cư dân của Cáp Nhĩ Tân tên là Lo đã kể với Sputnik một vài ví dụ từ cuộc sống của những người bạn.

“Bạn gái tôi đã gặp người yêu ở trường phổ thông khoảng mười năm trước. Khi sắp đám cưới, mẹ chú rể nói chỉ trả tiền sau khi kết hôn. Nói chung, điều này không được chấp nhận, và tất nhiên, bố mẹ cô dâu đã không đồng ý. Cãi lộn nhau, và cuối cùng họ đã không kết hôn", - Lo nói.

Một cặp khác đã chia tay do hai bên không đồng ý về giá cả. Nhà gái đòi 50 nghìn nhân dân tệ và vàng, còn mẹ của chú rể mặc cả xuống 30 nghìn cùng với trang sức. Không thể thỏa thuận, đám cưới đã không diễn ra.

Ở Trung Quốc, cô dâu từ chối kết hôn vào phút cuối cùng

Lo lưu ý vấn đề không phải về tiền, mà là truyền thống.

"Một số người không có ý định trả bất cứ thứ gì, có thể không có đủ tiền, có thể họ chỉ coi trọng ý nghĩa. Nhưng ở chỗ chúng tôi là thế: bao nhiêu không quan trọng, điều chính là sự tôn trọng cô gái và gia đình cô,  vì vậy họ trả tiền. Kiểu gì thì số tiền này cũng được trao cho gia đình trẻ”, - cô kết luận.

Theo các cuộc thăm dò không chính thức, nhiều phụ nữ Trung Quốc cũng có ý kiến ​​tương tự. Nếu không thế, làm thế nào để hiểu được chú rể thực sự đánh giá cao và có nghĩa vụ với bạn gái đến đâu, họ nói. Mặt khác, số tiền đối với một số người không còn là điều quyết định, chính yếu là tuân theo truyền thống. Và có lẽ việc kết hôn ở Trung Quốc sẽ sớm trở nên dễ dàng hơn.

Thảo luận