Bị cáo vụ VN Pharma bất ngờ phải đi cấp cứu

Sáng 25/9, tại phiên tòa xét xử vụ án mua bán thuốc ung thư giả của Công ty cổ phần VN Pharma, bị cáo Phạm Văn Thông bất ngờ gặp vấn đề sức khỏe phải lên xe đi bệnh viện cấp cứu.
Sputnik

Phiên tòa tiếp tục xét xử các bị cáo vụ VN Pharma

Hôm 25/9, phiên tòa xét xử các bị cáo Công ty cổ phần VN Pharma về tội Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh bước vào ngày làm việc thứ hai.

Toà án nhân dân TP. Hồ Chí Minh tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo về hành vi cố tình làm giả giấy tờ của nhà sản xuất thuốc để hợp thức hóa lô thuốc 200.000 hộp H-Capita trị ung thư. Những đối tượng bị xét xử gồm Tổng Giám đốc VN Pharma, ông Nguyễn Minh Hùng; Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hàng hải quốc tế H&C, ông Võ Mạnh Cường, và 10 bị cáo đồng phạm giúp sức.

Có đến 181 người liên quan, người làm chứng được triệu tập, trong đó có Thứ trưởng Bộ Y tế, ông Trương Quốc Cường, nhưng vị này xin phép vắng mặt tại phiên tòa. Khi vụ án xảy ra ông Cường là cục trưởng Cục Quản lý dược.

Ai bảo kê cho VN Pharma?

Được biết, từ năm 2013, Nguyễn Minh Hùng đặt mua thuốc H-Capita 500mg trị ung thư của Cường là đại diện Công ty Helix Canada. 
Do đối tác không đáp ứng được yêu cầu cấp một số giấy tờ theo quy định nên ông Hùng đã chỉ đạo cho đạo cấp dưới thuê dược sĩ viết hồ sơ kỹ thuật thuốc với giá 2.000 USD.

Sau đó, VN Pharma liên lạc với dược sĩ viên Phạm Văn Thông thuê viết tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc H-Capita để qua mặt cơ quan chức năng. Ông này nhận các tài liệu về nhà máy sản xuất thuốc, địa chỉ công ty tại Canada; giấy phép bán hàng tự do và giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất để tiến hành việc viết tiêu chuẩn thuốc, hoàn thiện hồ sơ để VN Pharma trình Cục Quản lý.

Bị cáo Thông cho biết, việc viết giấy tờ kiểm nghiệm thuốc chỉ mất từ 2 - 3 ngày. Theo lời ông, do đã làm quen nên sơ suất không quan tâm đến tính pháp lý của lô thuốc 9300 hộp H-Capita.

Theo chủ toạ phiên toà, ông Thông có vi phạm vì những lô thuốc nhắc trên không có chứng nhận của chính quyền cơ quan nước sở tại cấp.

Trong lúc đang trả lời tòa, bị cáo Thông bất ngờ có dấu hiệu bất thường về sức khỏe nên Hội đồng xét xử cho phép bị cáo về phía sau nghỉ ngơi. Nhân viên y tế được gọi đến để kiểm tra sức khỏe cho ông. Tuy nhiên, do diễn tiến bệnh xấu, dược sĩ nhanh chóng được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện 115.

Trước đó, bị cáo Bùi Ngọc Duy, Trưởng phòng nghiên cứu và phát triển VN Pharma, cũng gặp vấn đề về sức khỏe. Ông Duy đứng ngồi khó khăn phải nhờ đến các nhân viên y tế hỗ trợ.

Thuốc VN Pharma nhập không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người

Theo cáo trạng, VN Pharma được thành lập vào tháng 10/2011. Từ năm 2012, ông Hùng nhận thấy nhu cầu ngày càng lớn về thuốc trị ung thư tại Việt Nam nên đã tìm cách nhập về loại H-Capita 500mg chữa ung thư vú, ung thư đại tràng, nhãn mác Công ty Helix Canada.

‘Án tử’ vụ VN Pharma: Quan lớn ngành Dược, Bộ Y tế liên quan thế nào?

Sau khi làm giả các giấy tờ tiêu chuẩn để nhập khẩu thuốc vào Việt Nam, VN Pharma nhập 9.300 hộp H- Capita 500mg. Giá thực tế của lô thuốc là 251.100 USD (hơn 5,3 tỉ đồng), nhưng VN Pharma khai báo giá trị hơn 14,6 tỉ đồng.

Thời điểm khởi tố vụ án vào tháng 4/2014, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bộ Khoa học và Công nghệ xác định mã số, mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H-Capita không được đăng ký bởi quốc gia nào. Ngoài ra, Công ty Helix Canada được xác nhận là công ty ma. Cục Quản lý phát hiện lô thuốc này bị giả về nguồn gốc xuất xứ, chất lượng, nên niêm phong. Theo kết luận của Bộ Y tế, lô thuốc H-Capita 500mg chứa 97% hoạt chất capecitabine là thuốc không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.

Mức phạt cho bị cán vụ VN Pharma

Tháng 7/2017, Tòa án nhân dân TP.HCM từng đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường cùng 12 năm tù về tội buôn lậu. Các bị cáo đồng phạm bị kết án về tội buôn lậu và tội Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức với mức án từ 2 đến 5 năm tù.

Bộ trưởng Bộ Y tế lên tiếng vụ VN Pharma

Tuy nhiên, tháng 10/2017, toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM đã bị tuyên hủy để điều tra lại.

Từ ngày 24 – 30/9, TAND TP. Hồ Chí Minh tiếp tục đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm lần 2.

Hôm 24/9, khi phiên tòa xét xử diễn ra ngày đầu tiên, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã xem xét tính chất mức độ hành vi phạm tội của các bị can và quyết định truy tố 12 bị can theo khoản 4, điều 157 Bộ luật hình sự với mức hình phạt cao nhất là tử hình.

Thảo luận