Biển Đông

Trung Quốc muốn làm bá chủ ở Biển Đông?

Trong khi Quân đội Trung Quốc muốn quân sự hóa lực lượng tuần duyên, Hải cảnh nhằm khẳng định sức mạnh trên những vùng biển tranh chấp thì ở một diễn biến khác, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đã lên tiếng chỉ trích thói bá quyền của Bắc Kinh trong khu vực .
Sputnik

Ngoại trưởng Philippines nói Trung Quốc muốn làm bá chủ ở Biển Đông

Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jnr hôm thứ Ba đã mô tả Trung Quốc là một “kẻ bá quyền” vì cách họ đối xử với các nước láng giềng ở Biển Đông và bày tỏ sự ủng hộ đối với sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

Bắc Kinh thúc đẩy tìm kiếm Bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông với tham vọng mọi vấn đề sẽ do Đông Nam Á và Trung Quốc tự giải quyết mà không có sự can thiệp từ bên ngoài, ông Locsin nói trong một sự kiện của Asia Society ở New York.

“Một thỏa thuận như vậy sẽ công nhận ngầm về quyền bá chủ của Trung Quốc”, ông nói. “ Tóm lại, Bộ quy tắc ứng xử sẽ giống như chung sống với kẻ bá quyền hoặc chăm sóc và nuôi rồng trong phòng khách nhà bạn”.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã gây tranh cãi hồi đầu tháng này khi nói rằng ông sẽ bỏ qua phán quyết của tòa trọng tài Liên Hợp Quốc năm 2016 đối với tranh chấp giữa hai quốc gia ở Biển Đông, mặc dù phán quyết đó ủng hộ Manila và các yêu sách Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

Có đáng trả triệu đô cho một tấm bản đồ cũ về Biển Đông?
Ông Duterte sẵn sàng nhượng bộ Trung Quốc để tiến hành thăm dò dầu khí ngoài khơi chung với Bắc Kinh.

Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) đã từ chối công nhận “đường 9 đoạn” mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông - bao gồm Bãi Cỏ Rong, đá ngầm nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines – vốn là lãnh thổ có chủ quyền. Bắc Kinh chưa bao giờ chấp nhận phán quyết của PCA.

Ông Locsin nhấn mạnh mối quan hệ giữa Manila với Hoa Kỳ, mà ông gọi là “cỗ máy vĩnh cửu của nỗ lực và sáng tạo”, trong cuộc thảo luận với cựu thủ tướng Úc Kevin Rudd.

“Rất rõ ràng khi nói rằng cả người dân lẫn quân đội đều ủng hộ Mỹ”, ông nói. “80% người dân Philippines “phát cuồng” với ông Duterte nhưng có đến 90% người dân “phát cuồng” với Hoa Kỳ”.

“Liên minh quân sự với Mỹ rất vững chắc, chúng tôi đặt hy vọng vào nó không chỉ bằng lời nói mà còn bằng các cam kết vật chất. Chúng ta không thể thấy bất kỳ con đường nào phía trước, cũng như không thể thấy một châu Á với bất kỳ viễn cảnh tự do nào mà không có sự giúp đỡ của quân đội Mỹ”, ngoại trưởng Philippines kết luận.

Ông Duterte, về phần mình, đã lật ngược toàn bộ quan điểm đưa ra trước đó ​​của mình khi bỏ qua phán quyết của PCA về Biển Đông.

“Mọi thứ vẫn đang được nghiên cứu”, Salvador Panelo, người phát ngôn của ông Duterte, mới đây đã nói như vậy với một đài phát thanh trong nước. “Các ủy ban kỹ thuật của hai nước vẫn phải họp để thảo luận về các điều khoản tham chiếu, điều kiện và bất cứ điều gì khác mà cuộc thăm dò chung sẽ đề cập. Vẫn còn đó rất nhiều điều để bàn tới”, ông nói.

Trung Quốc củng cố Hải quân, tăng cường lực lượng bảo vệ bờ biển

Trung Quốc thời gian qua đã đưa hàng loạt tàu mang kích thước lớn hơn, thậm chí là cả đội tàu hùng hậu với sự hộ tống của Lực lượng Hải cảnh đẩy mạnh hoạt động trên những vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Việt Nam nói Trung Quốc phải tôn trọng lợi ích của Hà Nội ở Biển Đông
Trung Quốc đang có chiến lược lấp đầy các vị trí chỉ huy lực lượng hải cảnh đảm trách nhiệm vụ bảo vệ bờ biển của mình bằng lượng lớn lính hải quân. Theo Nikkei, đây chính là nỗ lực nhằm củng cố sự hiện diện vũ trang của quân đội Trung Quốc trên những vùng biển tranh chấp.

Khi chính quyền Trung Quốc hợp nhất nhiều đơn vị thực thi pháp luật hàng hải vào Lực lượng Bảo vệ Bờ biển (Hải cảnh) vào năm 2013, ban lãnh đạo khi đó có sự pha trộn giữa nhân viên dân sự và quân sự. Đến thời điểm hiện tại, tất cả các vị trí chủ chốt, lãnh đạo hàng đầu trong lực lượng Hải cảnh đều do lính hải quân đảm nhiệm.

Theo Nikkei, điều này cho thấy động thái quân sự hóa Hải cảnh của Trung Quốc.

Bắc Kinh tích cực tăng cường sự hiện diện quân sự, đồng thời, sẵn sàng áp dụng những biện pháp cứng rắn trên chính những vùng biển tranh chấp để đảm bảo nguổn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ lợi ích của mình. Việc Trung Quốc “cải tổ” lực lượng Hải cảnh cũng thể hiện chính sách áp dụng mọi biện pháp để bảo đảm nguồn lợi từ thiên nhiên cũng như tận dụng triệt để những “mỏ vàng” vô tận trên Biển Đông.

Theo bạn, tranh chấp trên Biển Đông nên được giải quyết như thế nào?Đường lối ngoại giao hòa bìnhĐối thoại cấp caoCan thiệp 3 bênTòa án quốc tếKhông quan tâm chủ đề này

Những thay đổi về nhân sự chủ chốt của Lực lượng Hải cảnh được hoàn thành vào tháng 6, khi hàng loạt cựu sĩ quan Hải quân thay thế vị trí của những chỉ huy đơn vị bảo vệ bờ biển, giám sát Biển Đông và khu vực phía bắc giáp vịnh Bột Hải (Bohai). Trước đây, một sĩ quan hải quân khác cũng đã được chỉ định để giám sát khu vực Biển Hoa Đông, gần quần đảo Senkaku / Điếu Ngư đang là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

Theo tiết lộ của Nikkei, Chủ tịch Tập Cận Bình có liên quan mật thiết đến những thay đổi nhân sự này. Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc vào tháng 7 năm ngoái trở về dưới sự quản lý của Quân ủy Trung ương do ông Tập Cận Bình lãnh đạo.

Chuẩn đô đốc Vương Trọng Tài (Wang Zhongcai) đã được điều động bổ nhiệm vào tháng 12 để lãnh đạo Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc, cho thấy chính quyền nước này đang dành mức độ chú ý nhất định cho lực lượng Hải Cảnh để giành ưu thế khi phát sinh các tranh chấp lãnh thổ trên biển.

Theo Nikkei, các nước láng giềng cũng đã được cảnh báo. Nếu lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc thực sự được quân sự hóa và trở thành một đơn vị vũ trang và được bổ trợ triển khai loạt tàu với trang thiết bị vũ khí hiện đại, đây sẽ là thách thức khó khăn cho lực lượng cảnh sát biển các nước khác đang thực thi nhiệm vụ đảm bảo an ninh biên giới và an ninh hàng hải thông thường.

Biển Đông: Mỹ đã có cách giúp Việt Nam đối đầu với Trung Quốc?

Biển Hoa Đông thời gian qua đã chứng kiến ​​sự thay đổi lớn. Các tàu Hải cảnh Trung Quốc đã hoạt động 64 ngày liên tiếp cho đến tháng 6, trên vùng biển tiếp giáp lãnh hải Nhật Bản. Đây là đợt tuần tra dài ngày nhất kể từ khi Nhật Bản quốc hữu hóa quyền kiểm soát Senkaku/Điếu Ngư vào năm 2013.

“Các tàu Cảnh sát biển của Trung Quốc ngày càng trở nên lớn hơn về kích thước và có khả năng hoạt động hàng hải dài ngày hơn”, Nikkei dẫn nguồn tin từ Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết.

Các tàu Trung Quốc đang xâm nhập lãnh hải Nhật Bản thường xuyên hơn và với số lượng lớn hơn. Những hành động như vậy đã tăng từ khoảng một hoặc hai lần một tháng trong năm 2018 lên 3 lần một tháng vào năm 2019. Tính đến hôm thứ Hai tuần này, ngày 23.9, tổng cộng đã có 98 tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển Nhật Bản. Trong khi đó, năm 2018, cả thảy chỉ có 70 tàu.

Thảo luận