Trong quá trình nghiên cứu, một thí nghiệm đã được tiến hành với loài gặm nhấm. Các nhà khoa học đặc biệt chú ý đến vùng dưới đồi của não. Phần này của não kiểm soát các hệ thống thần kinh nội tiết của cơ thể và chứa các tế bào tạo ra MCH.
Một nhóm động vật gặm nhấm đã được kích hoạt bởi các tế bào MCH trong não trong giai đoạn ngủ nhanh, do đó chúng ít nhận biết những gì được nghiên cứu trước đây. Còn những con chuột có các tế bào MCH đã bị tắt, trái lại, cho thấy kết quả tốt hơn khi kiểm tra bộ nhớ.
Các nhà khoa học tuyên bố rằng những giấc mơ xuất hiện trong giai đoạn ngủ nhanh khi các tế bào MSN hoạt động. Hoạt động của nhóm tế bào này cản trở việc lưu trữ giấc mơ và chúng ta quên đi giấc mơ của mình. Các nhà khoa học kết luận rằng cơ chế loại bỏ thông tin ở người giống như ở chuột.
Làm thế nào để nhớ được giấc mơ
Theo ông Alexander Kalinkin, người đứng đầu Trung tâm Y học về giấc ngủ của Đại học quốc gia Moskva, việc nhớ giấc ngủ phụ thuộc vào tần suất người ta thức dậy trong đêm và cách mà ý thức của anh ta được kích hoạt trong khi ngủ.
“Khi chúng ta ngủ, chúng ta thấy giấc mơ nhiều gấp trăm lần so với những gì chúng ta nhớ được. Điều này là do ban đêm chúng ta không thức dậy. Nó cũng phụ thuộc vào cảm xúc của chính giấc mơ. Nếu đó là một giấc mơ rất sống động, chúng ta sẽ ghi nhớ nó suốt đời”, - chuyên gia nói.