Hà Nội vận hành xe buýt điện năm 2021

Dự kiến xe buýt điện sẽ được đưa vào hoạt động ở Hà Nội năm 2021.
Sputnik

Phát triển hệ thống vận tải công cộng ở Hà Nội

Theo Kế hoạch Phát triển các Phương tiện Vận tải Hành khách Công cộng (VTHKCC) giai đoạn 2021-2025, Uỷ Ban nhân dân (UBND) TP Hà Nội yêu cầu cần phấn đấu nhanh chóng đưa xe buýt điện vào hoạt động.

Được biết, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tiếp tục hoàn thiện kế hoạch tăng cường kết nối và phát triển các loại hình vận tải như sau: tập trung vào các giải pháp quản lý, xây dựng bản đồ số để quản lý và điều hành về giao thông chung và các phương tiện vận tải công cộng.

Dự kiến Hà Nội sẽ tiến hành đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện theo hướng ưu tiên sử dụng phương tiện chất lượng cao, xe buýt điện, xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường (xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch: khí CNG, LPG,...). Trước đó, TP.Hà Nội đã tập trung chỉ đạo hoàn thành các chỉ tiêu về nhu cầu phục vụ giao thông công cộng trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

Hà Nội cấm xe máy: 200 triệu mua được ô tô, đường lại càng tắc

Trong Kế hoạch của TP Hà Nội nêu rõ nhiệm vụ: “Sở GTVT Hà Nội cần tập trung phát triển mạng lưới xe buýt ngang; tăng cường khảo sát để mở rộng thị trường, khuyến khích người dân sử dụng xe buýt. Phấn đấu đến năm 2021-2025 đưa xe buýt điện vào hoạt động”.

Ngoài ra, cần bổ sung vào kế hoạch xây dựng trung tâm điều hành giao thông (trong đó có xe buýt, xe cứu hộ, cứu nạn, bãi đỗ xe, đường sắt đô thị...) tại Khu liên cơ Võ Chí Công (quận Tây Hồ), phấn đấu đưa vào vận hành trước tháng 6/2020.

Hà Nội tiếp tục mở rộng mạng lưới xe buýt tới ngoại thành, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động, khu vực trung tâm và các nơi phát sinh nhu cầu như các đô thị mới hoặc trung tâm thương mại, vui chơi giải trí. Dự kiến số tuyến buýt mở mới đến năm 2020 khoảng 46-51, trong đó năm 2019 mở mới 21 tuyến, năm 2020 mở 25-30 tuyến.

Để hoàn thành chỉ tiêu tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 20 đến 25% vào năm 2020 trong đó xe buýt đạt từ 17 đến 20%, TP Hà Nội sẽ tập trung triển khai xây dựng, rà soát bổ sung các kế hoạch, đề án như: xây dựng lộ trình giảm dần, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2020; nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng.

Kế hoạch phát triển hệ thống vận tải công cộng bao gồm những gì?

Đề án về dự toán xây dựng của Sở GTVT Hà Nội trước đây nêu, thu phí phương tiện cơ giới vào một số khu vực trên địa bàn có nguy cơ ùn tắc để hạn chế số lượng xe cơ giới đi vào.

Một trong những giải pháp đáng chú ý là Hà Nội sẽ nghiên cứu tổ chức các làn đường ưu tiên cho xe buýt trên một số trục đường chính đủ điều kiện.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung: “Đủ điều kiện sẽ đẩy nhanh việc cấm xe máy“

Hiện trong các tuyến đường được thành phố Hà Nội lên phương án tổ chức đường ưu tiên cho xe buýt gồm có: Nguyễn Trãi - Trần Phú (đến Cầu Trắng, Hà Đông) dài 5 km; Tuyến đường Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt 4,7 km; Tuyến đường Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự 5,9 km; Tuyến đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm 9,6 km... Riêng đối với trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú (đến Cầu Trắng, Hà Đông) khôi phục lại 2 làn đường ưu tiên cho xe buýt đã tổ chức trước đây.

Cùng với đó, TP Hà Nội sẽ rà soát, tổ chức giao thông theo hướng ưu tiên cho xe buýt qua các nút, các tuyến phố không cho xe ô tô hoạt động; ưu tiên tổ chức giao thông cho phương tiện vận tải công cộng khối lượng lớn.

Thảo luận