Những chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 10/2019

Tháng 10/2019, nhiều chính sách mới chính thức có hiệu lực, liên quan đến những lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
Sputnik

Công an nghĩa vụ sang phục vụ chuyên nghiệp

Từ ngày 10/10/2019, Nghị định 70/2019/NĐ-CP về nghĩa vụ công an của Chính phủ chính thức có hiệu lực.

Công an Hoàn Kiếm bắt giữ đối tượng cướp giật tài sản của du khách nước ngoài

Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ có từ đủ 24 tháng đến dưới 36 tháng phục vụ tại ngũ, đạt danh hiệu chiến sĩ hoàn thành nhiệm vụ trở lên, bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp trong Công an nhân dân thì được xét, dự thi vào các học viện, trường Công an nhân dân theo quy định về tuyển sinh của Bộ Công an, tốt nghiệp ra trường được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp.

Người không thuộc trường hợp nêu trên, hết thời hạn phục vụ tại ngũ có đủ các tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của Công an nhân dân, nếu tự nguyện và Công an nhân dân có nhu cầu thì được xét chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp. Đối tượng, tiêu chuẩn và tỷ lệ chuyển sang chế độ phục vụ chuyên nghiệp đối với hạ sĩ quan nghĩa vụ hết hạn phục vụ tại ngũ do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Tốc độ tối đa của ô tô, xe máy khi tham gia giao thông

Thông tư 31/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải về tốc độ của xe khi tham gia giao thông có hiệu lực từ ngày 15/10/2019.

Hơn 5.600 người chết vì tai nạn giao thông trong 9 tháng đầu năm

Theo đó, tốc độ tối đa cho phép đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự trên đường bộ (trừ đường cao tốc) là không quá 40 km/h, bất kể trên đoạn đường nào và trong khu vực nào. Trong khu vực đông dân cư các phương tiện được chạy tối đa 60km/giờ nếu chạy trên đường một chiều có từ 2 làn trở lên; tối đa 50km/giờ nếu là đường hai chiều không có dải phân cách giữa hoặc đường một chiều có 01 làn xe.

Nếu ở ngoài khu vực dân cư, tốc độ tối đa 90km/giờ đối với ô tô con, ô tô đến 30 chỗ ngồi; 70km/giờ đối với xe máy nếu chạy trên đường đôi hoặc đường một chiều có 2 làn trở lên; 80km/giờ đối với ô tô con, ô tô đến 30 chỗ ngồi; 60km/giờ đối với xe máy nếu chạy trên đường hai chiều không có dải phân cách giữa hoặc đường một chiều có 1 làn xe.

Mức vốn vay đi xuất khẩu lao động

Từ 25/10, Quyết định số 27/2019/QĐ-TTg về tín dụng đối với người lao động tại huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đến năm 2020 bắt đầu có hiệu lực.

Xử phạt 4 công ty xuất khẩu lao động 560 triệu đồng

Theo đó, những người lao động tại các huyện nghèo được vay đến 100% chi phí đi làm việc ở nước ngoài mà không cần phải đặt cọc, thế chấp, cầm cố tài sản.

Để được vay tiền, người lao động phải có hộ khẩu thường trú tại huyện nghèo từ đủ 12 tháng trở lên, đã ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài và được nước ngoài chấp nhận vào làm việc.

Về lãi suất cho vay, người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay với lãi suất bằng 50% lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định.

Người lao động khác sinh sống tại huyện nghèo được vay bằng lãi suất vay vốn đối với hộ nghèo do Chính phủ quy định.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo không bắt buộc tốt nghiệp Đại học sư phạm

Từ ngày 24/10/2019, quy định về tiêu chuẩn đối với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thuộc Ủy Ban nhân dân cấp tỉnh sẽ được áp dụng theo Thông tư 13/2019/TT-BGDĐT.

Theo đó, công chức được xem xét bổ nhiệm chức danh Giám đốc Sở GDĐT phải có các tiêu chuẩn chung như nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có năng lực tập hợp quần chúng, đoàn kết nội bộ, phát huy sức sáng tạo của các thành viên trong cơ quan Sở GDĐT và các cơ sở giáo dục trực thuộc.

Các yêu cầu riêng bao gồm: Tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; đã đảm nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Sở GDĐT hoặc chức vụ tương đương trở lên; được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chức danh Giám đốc Sở GDĐT và chức danh tương đương.

Tiêu chuẩn hành nghề trong hoạt động y tế gia đình

Từ 15/10, Thông tư 21/2019/TT-BYT hướng dẫn thí điểm về hoạt động y học gia đình có hiệu lực. 

Mỗi người Việt Nam có một mã định danh y tế duy nhất và suốt đời

Thông tư này nêu rõ, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh sẽ được khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình sau khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

Có một trong các văn bằng bác sĩ nội trú, chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ về chuyên ngành y học gia đình;

Có giấy chứng nhận đã được đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình tối thiểu 3 tháng.

Ngoài ra, bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa hệ lâm sàng đã được cấp chứng chỉ hành nghề còn cần có giấy chứng nhận theo học từng đợt học có các nội dung ghi trong giấy xác nhận hoặc tín chỉ hoặc chương trình đào tạo, bồi dưỡng về y học gia đình với tổng thời gian tối thiểu 3 tháng.

Bán thuốc diệt côn trùng chung với thực phẩm bị phạt đến 3 triệu

Từ ngày 15/10/2019, Nghị định 71/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp sẽ có hiệu lực.

Theo đó, sẽ phạt tiền từ 1 - 3 triệu đồng nếu có các hành vi vi phạm trong hoạt động mua bán chế phẩm côn trùng, diệt khuẩn như sau:

Vì sao đừng mong thoát khỏi những con gián

- Bày bán chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn không tách biệt với nơi bày bán các loại thực phẩm;

- Điều kiện bảo quản chế phẩm không đáp ứng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn;

- Nếu không trang thiết bị sơ cấp cứu và không đáp ứng yêu cầu sơ cấp cứu ghi trên nhãn chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn thì có thể bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng;

- Không cung cấp đầy đủ thông tin hoặc cung cấp sai về các đặc tính nguy hiểm của hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dẫn đến sử dụng không đảm bảo an toàn, gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.

Không chỉ vậy, người nào vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động mua bán chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế từ 1 - 3 tháng.

Thảo luận