Ngoài ra, Phát ngôn viên cũng đã bình luận về báo cáo ngày 25 tháng 9 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các vấn đề chính trị và pháp lý mà nhóm tàu khảo sát hải Dương 8 của nước này đang thực hiện hoạt động thăm dò trên biển Biển Đông.
Theo bà Lê Thị Thu Hằng, Việt Nam đang kiểm tra thông tin này và cố gắng thiết lập khu vực mặt nước nơi tiến hành các cuộc khảo sát. Hà Nội khẳng định rằng "bất kỳ hành động nào trên Biển Đông cũng phải tuân thủ đầy đủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982".
"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên quan tâm đóng góp thiết thực để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, cũng như nghiêm túc tôn trọng mọi quy tắc pháp lý để duy trì hoạt động hàng hải của các quốc gia theo Hiến pháp về biển và đại dương”, - đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã hai lần kêu gọi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của mình trên Biển Đông. Ngoài ra, Hà Nội còn cáo buộc nhóm tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc thực hiện công tác thăm dò, khảo sát trái phép trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, Biển Đông vẫn là khu vực có nhiều diễn biến căng thẳng do yêu sách lãnh thổ của một số quốc gia châu Á đối với lãnh thổ và thực thể trên quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và vùng biển xung quanh. Ở chừng mực nào đó, cả Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Malaysia và Philippines đều liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và các vùng biển đảo này. Việc thiếu một giải pháp thỏa thuận đồng nhất đã gây ra xung đột kéo dài giữa các quốc gia. Ngoài vị trí chiến lược ở nút giao giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giá trị của những vùng lãnh thổ biển đảo tranh chấp này cũng được xác định bởi thềm lục địa. Theo dự đoán của các chuyên gia, trên Biển Đông hiện đang có trữ lượng dầu mỏ và khoáng sản vô cùng lớn, ảnh hưởng quan trọng đến quyền lợi và sự phát triển kinh tế mà những quốc gia có tranh chấp lãnh thổ đang theo đuổi.