Đó là bước đột phá lớn, - chuyên gia về tình báo cạnh tranh và an ninh mạng, ông Andrei Masalovich lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik. Trung Quốc rõ ràng đang cố vươn tới vị trí thủ lĩnh thế giới và tiến bước vững chắc, - chuyên gia Nga nhận xét.
Mười năm trước, trong danh sách Top500 hệ thống máy tính “khủng” nhất thế giới có 21 siêu máy tính của Trung Quốc. Với nhịp độ phát triển như hiện tại trong lĩnh vực này, chỉ đến năm 2021 Trung Quốc sẽ chiếm một nửa danh sách. Điều rất quan trọng là một trong hai máy tính cực nhanh của Trung Quốc đã được làm ra với bộ xử lý nội địa, - ông Andrei Masalovich, người trước đây làm việc tại Cơ quan Thông tin và Truyền thông của Chính phủ Liên bang nói.
“Người Trung Quốc đã bảo đảm cho mình sự độc lập chiến lược hoàn toàn, cả về cấu trúc, điện tử và phần mềm. Tại Trung Quốc, ba trung tâm khoa học-công nghệ khác nhau đang cố gắng tạo ra siêu máy tính cực nhanh. Dành cho việc này, các chuyên gia Trung Quốc sửa soạn sau hai năm nữa sẽ sử dụng chất siêu dẫn nhiệt độ thấp. Tức là, giảm mức tiêu thụ năng lượng xuống hàng ngàn lần nhờ thực tế một số thành phần máy tính sẽ được ngâm trong nitơ lỏng, còn nó vẫn tiếp tục làm việc. Đây sẽ là bước đột phá đích thực. Trung Quốc muốn dẫn đầu thế giới, và họ đang làm được”.
Trung Quốc giữ vị trí tiên phong trong bảng xếp hạng các máy tính siêu mạnh suốt cả chục năm từ 2008 đến 2018, nhưng năm ngoái đã mất vị trí này. Bây giờ hai vị trí đầu bảng xếp hạng máy tính mạnh nhất thế giới thuộc về các siêu máy tính của Mỹ. Trung Quốc đứng ở vị trí thứ ba và thứ tư. Thêm nữa, trong hệ thống phân cấp thế giới, hơn ¼ siêu máy tính Trung Quốc được tạo ra với bộ xử lý thuần nội địa.
“Với sự hỗ trợ của siêu máy tính, cũng có thể mô hình hóa vụ nổ hạt nhân. Các thử nghiệm thực đều bị cấm còn về mặt kỹ thuật có thể mô phỏng quả bom mới và vũ khí mới, nhưng để làm được như vậy đòi hỏi phải có những máy tính rất mạnh, đơn giản là điều cần thiết. Vũ khí siêu thanh cũng đòi hỏi mô hình hóa tinh vi phức tạp, kể cả mô hình nhiễu loạn và giải pháp của phương trình ba chiều Navier-Stokes. Đây là phép tính toán phức tạp nhất, thực sự cần thiết cho quốc phòng, ai sở hữu thì người đó sẽ thắng”, - chuyên gia khẳng định.
Liệu sự vượt trội trong siêu máy tính có thể đảm bảo mang lại lợi thế trong cuộc chiến tranh mạng tiềm năng? Ông Andrei Masalovich nêu ý kiến như sau:
"Với sự trợ giúp của siêu máy tính, có thể tiến đến cấp độ mã hóa mới, và tương ứng có được sự bảo vệ chắc chắn hơn. Có thể mô phỏng các cuộc tấn công, tiến hành cuộc tấn công trong cuộc chiến không gian mạng tương lai. Nghĩa là, sử dụng siêu máy tính trong lĩnh vực này với dung lượng lớn. Ngoài ra, một trong những hướng mà nghiên cứu nhân văn và khoa học tiếp xúc với quân sự là trí tuệ nhân tạo. Có thể dùng trí tuệ nhân tạo không chỉ trong các ứng dụng hòa bình, mà còn dành cho quân sự, cụ thể là mô hình hóa các cuộc xung đột, mô hình hóa hành vi của kẻ thù tiềm năng. Điều này rất quan trọng, bởi vì, như một câu ngạn ngữ nổi tiếng đã nói, “được cảnh báo sớm có nghĩa là được vũ trang”.