Chuyên gia: Nuôi “vỗ béo” lợn đến kích thước khổng lồ là trái với khoa học

Tăng trọng lượng của lợn chỉ có thể mang lại lợi ích ngắn hạn, ngoài ra, phương pháp này trái với nguyên tắc chung. Giáo sư Ren Shouwen, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu chăn nuôi gia súc thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp Giang Tô, thảo luận vấn đề này với Sputnik.
Sputnik

Trước đó, hãng Bloomberg đưa tin rằng một số trang trại và nhà sản xuất thịt lớn ở Trung Quốc đang cố gắng tăng trọng lượng của đàn lợn. Một nông dân từ Nam Ninh lập kỷ lục về nuôi lợn khổng lồ.  Đàn lợn của ông mỗi con nặng 500 kg và kích thước của chúng hoàn toàn tương đương với gấu bắc cực. Theo số liệu của cơ quan này, giá của chúng là 10 nghìn nhân dân tệ, cao gấp ba lần thu nhập thực tế trung bình hàng tháng trong khu vực.

Nga cấm nhập khẩu lợn từ Hàn Quốc do dịch tả lợn châu Phi

“Hiện tại, thị trường đang thiếu thịt lợn, vì vậy một số nông dân đã bắt đầu chăn nuôi những con lợn khổng lồ. Tuy nhiên, phương pháp “vỗ béo” này không tương ứng với nguyên tắc chăn nuôi khoa học”, - Ren nói.

Việc tăng đầu lợn có thể hiệu quả hơn nhiều so với việc tăng kích thước động vật, ông bày tỏ ý kiến.

“Ở giai đoạn đầu, lợn chủ yếu phát triển thịt, sau đó mỡ bắt đầu xuất hiện. Về hiệu quả, sản xuất mỡ kém hơn so với sản xuất thịt, mỡ cũng có trị giá thương phẩm thấp hơn”, - ông nói. 

Chuyên gia: Nuôi “vỗ béo” lợn đến kích thước khổng lồ là trái với khoa học

Theo Bloomberg, bằng cách “nuôi vỗ béo” động vật ăn đến kích thước khổng lồ, các nhà sản xuất hy vọng sẽ loại bỏ hậu quả của dịch sốt lợn châu Phi (ASF), chính vì lý do đó, Trung Quốc bắt đầu gặp phải tình trạng thiếu thịt lợn tầm trọng trên thị trường. Theo các nhà phân tích, bằng cách tăng trọng lượng của một con lợn thậm chí từ 110 lên 140 kg, trang trại có thể tăng lợi nhuận lên 30%.

Nhật Bản phê duyệt việc tạo ra phôi chuột và lợn lai người

Cán bộ Viện nghiên cứu chăn nuôi gia súc tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Giang Tô, Ren Shouven, ngược lại không đồng ý với kết luận này:

“Tăng thời gian nuôi, vì vậy thời gian xuất chuồng bị trì hoãn. Ngoài ra, càng mất nhiều thời gian để chăn nuôi, càng cần nhiều nguồn vốn hơn. Thịt lợn càng sớm đưa ra thị trường, nó càng có khả năng giảm thiếu hụt. Việc nuôi những đàn lợn khổng lồ đang trì hoãn việc xuất chuồng, vì vậy điều này sẽ không giúp ích gì trong cuộc chiến chống thiếu hụt thịt lợn”.

Ngoài ra, theo ý kiến của ông Ren, việc sản xuất hàng loạt lợn khổng lồ ở Trung Quốc hầu như không thể - tăng mỡ, mà không tăng thịt, hoàn toàn không hiệu quả. Ngoài ra, loại thịt lợn, trong đó rất nhiều chất béo sẽ kém chất lượng hơn thịt của động vật có kích thước và hương vị bình thường, chuyên gia tin tưởng.

Thảo luận