Theo thông tin chính thức: nền kinh tế thế giới đang bên bờ vực thẳm

Matxcơva (Sputnik) - Những tuyên bố gần đây của đại diện các tổ chức tài chính và tiền tệ quốc tế hàng đầu đã gây hoảng loạn.
Sputnik

Ngân hàng Thế giới (WB) cắt giảm dự báo tăng trưởng thương mại thế giới trong năm nay từ 2,6% xuống còn 1,5%, và tân Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bà Kristalina Georgieva dự đoán cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ hơn năm 2008.

Đây là kết cục: nền kinh tế thế giới đang ngồi trên quả bom hẹn giờ trị giá 246 nghìn tỷ USD

Thiệt hại khoảng 700 tỷ USD

"Sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới hầu như đã dừng lại", - người đứng đầu IMF, bà Kristalina Georgieva nói tại cuộc họp thường niên của WB và IMF vào tuần này tại New York.

Quỹ IMF ước tính rằng GDP toàn cầu sẽ mất 0,8%, tương đương 700 tỷ USD. Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở 90% các quốc gia trên thế giới sẽ suy giảm tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ.

Các chuyên gia của WB chỉ xác nhận những đánh giá tiêu cực của các đồng nghiệp đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ từ 2,5% xuống 2,3%. Tại Eurozone, dự báo tăng trưởnh đã giảm từ 1,2% xuống 1,1%, tại Trung Quốc - từ 6,2% xuống 6,1%, đây là mức thấp nhất kể từ năm 1990.

Bà Georgieva chắc chắn rằng, cách duy nhất để giải quyết những vấn đề kinh tế toàn cầu là chấm dứt cuộc chiến thương mại và cùng nhau tạo ra một hệ thống toàn cầu mới, đáng tin cậy và hiện đại hơn để trao đổi hàng hóa và dịch vụ dựa trên công nghệ CNTT tiên tiến.

IMF ước tính thiệt hại tiềm năng của GDP thế giới do xung đột Mỹ-Trung

Rõ ràng, lời kêu gọi này chủ yếu được gửi đến Mỹ và Trung Quốc, hai nước đang tiến hành vòng đàm phán thương mại mới ở Washington từ ngày 10-11 tháng 10. Tuy nhiên, hầu hết các nhà phân tích đều hoài nghi về kết quả của cuộc gặp này bởi vì 12 vòng đàm phán trước đó vẫn chưa đưa đến kết quả cụ thể.

Gần đây, quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng xấu đi. Hôm thứ Hai, Nhà Trắng đã đưa 28 tổ chức Trung Quốc vào danh sách đen vì liên quan đến việc vi phạm quyền của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Đáp trả, Bắc Kinh cáo buộc Washington can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và ngừng phát sóng giải bóng rổ chuyên nghiệp Mỹ (NBA), sau khi Giám đốc điều hành đội tuyển bóng rổ Mỹ đăng bài viết lên Twitter tuyên bố ủng hộ Hồng Kông.

“Bất kỳ tuyên bố nào thách thức chủ quyền quốc gia và sự ổn định xã hội của đất nước nằm ngoài phạm vi tự do ngôn luận”, - công ty truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV bình luận về quyết định này.

Do đó, NBA có thể bị mất 1,5 tỷ USD - đây là giá hợp đồng với Bắc Kinh.

Ngoài ra, vào tuần trước, Mỹ đã áp lệnh trừng phạt công ty vận tải lớn nhất của Trung Quốc Cosco vì “cố tình vận chuyển dầu từ Iran”. Lệnh trừng phạt này, cũng như mức thuế đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/9 tăng từ 10% lên 15% không làm tăng thêm sự lạc quan về triển vọng sớm ký kết một thỏa thuận thương mại mới giữa Washington và Bắc Kinh.

Việt Nam mong muốn IMF giúp thống kê khu vực 'kinh tế ngầm'

"Tất cả mọi người sẽ bị thua"

Một số chuyên gia kêu gọi đừng sợ hãi và nhắc nhở về bản chất chu kỳ của nền kinh tế toàn cầu: sau suy thoái kinh tế sẽ bắt đầu tăng trưởng. Những chuyên gia khác giải thích thêm, hiện có hai lựa chọn: hoặc là giảm dần và sau đó tăng dần, hoặc là giảm mạnh cùng với cuộc khủng hoảng hệ thống kéo dài.

IMF cho rằng, kịch bản thứ hai có xu hướng trở thành hiện thực. Chứng tỏ về điều đó là nợ toàn cầu vọt lên gần 250 nghìn tỷ USD, gấp ba lần GDP toàn cầu.

Các khoản nợ của doanh nghiệp là đặc biệt nguy hiểm. Theo bà Kristalina Georgieva, nếu nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng, rủi ro nợ của doanh nghiệp sẽ tăng đến 19 nghìn tỷ USD, tương đương gần 40% tổng nợ của 8 nền kinh tế hàng đầu. Tức là, nếu không có các chương trình hỗ trợ quy mô lớn và rất tốn kém của nhà nước thì gần một nửa doanh nghiệp lớn nhất thế giới sẽ bị phá sản.

Thảo luận