Giàn khoan lớn của Trung Quốc gây nên mối quan ngại

Trung Quốc đưa giàn khoan lớn nhất vào hoạt động, nó có thể được sử dụng trên thềm lục địa ở Biển Đông.
Sputnik

Dàn khoan “ công nghệ kỳ diệu” này có những khả năng gì?

Giàn khoan nước sâu Hải Dương 982, còn có tên là Hải Dương Thạch Du982 (Haiyang Shiyou 982), được đặt cho sản phẩm mới của các kỹ sư và công nhân Trung Quốc. Các tổ chức chính thức của Trung Quốc giới thiệu sản phẩm này là lớn nhất và tiên tiến nhất về công nghệ. Nó có thể khoan đến độ sâu 9 nghìn mét. Nó chịu được gió giật ở tốc độ lên tới 200 km/h. Trước đó, các công nhân ngành dầu khí Trung Quốc đã có một dàn khoan nhỏ hơn - Haiyang Shioyu 981, được đưa vào hoạt động vào năm 2012 và vào năm 2014 nó đã được triển khai tại quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã thăm dò và khai thác dầu xung quanh các đảo trên Biển Đông từ năm 2010, nhưng cho đến nay, nó nhỏ về  kích thước và khả năng  so với dàn khoan mới này.

Trung Quốc bí mật thử nghiệm thiết bị laser dò tàu ngầm trên Biển Đông?

Nhu cầu lớn của Trung Quốc về dầu khí

Đối với  việc tạo ra thành tựu kỹ thuật như dàn khoan Haiyang Shioyu 982, ngành công nghiệp Trung Quốc đã bị thúc đẩy bởi nhu cầu cấp bách về năng lượng. Sự phát triển kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc đòi hỏi dầu khí trên quy mô ngày càng tăng. Ngày nay, Trung Quốc mua dầu từ Nga và Ả Rập Saudi, nhưng muốn thêm dầu và khí đốt từ thềm Biển Đông. Dưới vùng nước của vùng biển này có 190 nghìn tỷ mét khối dự kiến và 11 tỷ thùng dầu. Một số học giả gọi khu vực này là "Vịnh Ba Tư thứ hai".

Lý do mới cho việc tập luyện

Vịnh Ba Tư không chỉ được biết đến như một kho năng lượng, mà còn là điểm nóng cho các cuộc xung đột quốc tế. Tôi sẽ không muốn Biển Đông lặp lại xu hướng này. Tuy nhiên, một tình huống gây tranh cãi xung quanhthềm lục địa dầu có thể phát sinh. Trong đó, bao gồm giữa Nga và Trung Quốc. Được biết, Nga đã hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất dầu ngoài khơi đã gần 40 năm.

Trung Quốc muốn làm bá chủ ở Biển Đông?

Trong chuyến thăm Moskva gần đây của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đứng đầu Rosneft, ông Igor Sechin đã thảo luận với Tổng thống Philippines về khả năng hợp tác sản xuất dầu trên lãnh thổ Philippines. Nhưng liệu có xảy ra tình huống tương tự như trong trường hợp thềm ngoài khơi bờ biển Việt Nam, rằng Bắc Kinh sẽ gọi đó là biển của họ? Rốt cuộc, người ta đều biết rằng Bắc Kinh tuyên bố 80% lãnh thổ Biển Đông là của mình.

Dàn khoan lớn mới, mà Bắc Kinh đang bắt đầu hoạt động, cho thấy Bắc Kinh có ý định rất nghiêm túc về sự giàu có dầu mỏ của Biển Đông. Và dường như Trung Quốc sẽ không hợp tác với bất kỳ ai trong vấn đề này.

Thảo luận