Bi kịch Sulli kích động cơn giận của toàn Hàn Quốc

Cái chết bất ngờ của nữ ca sĩ kiêm diễn viên Hàn Quốc 25 tuổi Sulli (tên thật là Choi Jin Ri) thực sự gây chấn động trong cộng đồng mạng châu Á.
Sputnik

Các “nhà máy sao”, tình trạng các nghệ sĩ trẻ ồ ạt đổ xô chạy đua giành thứ bậc trong bảng xếp hạng thế giới, là vấn đề đã được nói đến suốt  thời gian dài. Lịch trình biểu diễn điên cuồng, tập luyện mệt mỏi, những cấm kỵ với đời sống riêng tư cá nhân và chỉ được hoạt động với sự đánh giá của công chúng  - không phải ai cũng chịu được sức ép quá tải như vậy.

Dù sao chăng nữa, ngày càng nhiều người muốn thử sức mình, còn những ai đã dấn thân vào con đường này và có thể vượt qua nghịch cảnh để đạt ít nhiều thành công thì thậm chí càng phức tạp gian nan hơn nữa.

Đâu phải là trường hợp đầu tiên

Gần hai năm trước, khi có trường hợp Jong Hyun từ nhóm SHINee nổi tiếng tự vẫn, nhiều công ty sản xuất đã phải xem lại cách tiếp cận của họ với việc theo dõi sức khỏe tâm thần của các nghệ sĩ trẻ. Tuy nhiên, hiện hữu lịch trình thời gian  phân bổ ngặt nghèo trong sự bận rộn di chuyển triền miên của “sao”, những cuộc nói chuyện chia sẻ tâm tình hiếm hoi không đảm bảo rằng mọi vấn đề tích tụ sẽ được tháo gỡ hóa giải. Hơn thế nữa, trong số họ, những người quan niệm sai rằng cuộc sống này chỉ dành cho “thế hệ mạng xã hội" ngày càng đông hơn.

Bi kịch Sulli kích động cơn giận của toàn Hàn Quốc
Không thể đương đầu với áp lực từ những tin đồn bẩn thỉu và những bình luận ác ý, Sulli đã tạm ngưng biểu diễn từ năm 2014, sau đó hoàn toàn rời khỏi nhóm FX, cô quyết định tập trung vào việc quay phim trong các chương trình truyền hình và buổi phát sóng trên TV.

Bi kịch Sulli kích động cơn giận của toàn Hàn Quốc
Nhưng rõ ràng là những tổn thương không qua đi, và hãng xây dựng hình ảnh SM Entertainment, đứng ở đầu nguồn của văn hóa "thần tượng" ở Hàn Quốc, đã buộc phải thừa nhận về sự tắt lịm của một ngôi sao nữa.

Nạn nhân với những thương tổn

Một số người nhìn thấy gốc rễ của vấn đề trong chính hệ thống tinh thần buộc giới trẻ phải tuân phục vô điều kiện trước luật cạnh tranh cao độ của ngành công nghiệp giải trí, khi họ cần tỏa ánh sáng thành công và sự gợi tình, nhưng lại không hề có quyền sử dụng những thành tựu đó cho mục đích cá nhân.

Ký ức về Kim Jong-hyun, ngôi sao nhóm nhạc SHINee trong lòng người hâm mộ thế giới
Tuy nhiên, hệ thống như vậy đã vận hành không chỉ một năm, mà chỉ gần đây nó mới bắt đầu có trục trặc. Do đó, không nên soi nguyên do thảm kịch hiện tại trong bản tính cá nhân Sulli hoặc trong hãng  thầu sản xuất, mà phải truy tìm trong lòng xã hội Hàn Quốc, nơi tạo ra môi trường thuận lợi cho những người tự quyên sinh, - quan sát viên Yoon Hye-young từ tờ báo nổi tiếng “Sport Today” nhận xét.

“Thời gian gần đây, do tình hình xấu đi trong nền kinh tế và xung đột chính trị, người Hàn Quốc thường xuyên căng thẳng và có thể dễ dàng bắt đầu cãi cọ ngay cả trong chuyện lặt vặt. Khác với sự nổi tiếng và niềm vinh quang vô điều kiện đã từng dành cho những nhân vật được hâm mộ, giờ đây họ phải hứng chịu những bình luận gay gắt ác độc, như là sự bù đắp tâm lý băng hoại theo kiểu “cô/anh đã kiếm được quá nhiều, vì vậy bây giờ cần chịu sự bắt nạt và chỉ trích của chúng ta”, - chuyên gia Yoon nhận định sau thời gian dài theo dõi phản ánh diễn biến trong ngành công nghiệp giải trí.

Bi kịch Sulli kích động cơn giận của toàn Hàn Quốc
Theo ý kiến của ông, trong khi đó, trên các phương tiện truyền thông thường phổ biến tin tức về vấn đề tinh thần và thể chất mà các “ngôi sao” đang vấp phải hay lời đồn sao này sao kia đang “dính” ma túy hoặc phụ thuộc vào thuốc men bệnh tật ra sao…Thực trạng đó xô đẩy những cá nhân “thần tượng” không đối phó nổi với áp lực bên ngoài của đám đông đi đến hành động tuyệt vọng.

“Khá nhiều người nổi tiếng, bởi nhiều lý do, mắc chứng mất ngủ và trầm cảm, nhưng cũng có những trường hợp không kiềm chế nổi tự thú nhận rằng họ đã phải uống nhiều loại thuốc khác nhau chỉ vì sa sút hay thất bại trong sự nghiệp. Hơn nữa, sự phát triển của không gian Internet ở Hàn Quốc, nghịch lý thay, lại đóng vai trò tiêu cực trong trường hợp này, đẩy nhanh và tăng cường hiệu ứng tiêu cực từ những bình luận giận dữ ác ý. Vì vậy, để những thảm kịch đau lòng không còn tái diễn, Chính phủ cần hoạch định biện pháp hiệu quả và hợp lý để đấu tranh với hiện tượng này”, -  nhà báo Hàn Quốc khẳng định.
Thảo luận