Hồng Kông sẽ dẫn đến đợt căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ-Trung?

Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua 2 dự luật và 1 nghị quyết ủng hộ biểu tình Hồng Kông. Liên quan đến tình hình Hồng Kông, Trung Quốc đã nhiều lần kêu gọi Hoa Kỳ chấm dứt sự can thiệp vào công việc nội bộ của nước CHND Trung Hoa.
Sputnik

Bộ Ngoại giao Trung Quốc coi quyết định này của các nghị sĩ Mỹ là nhằm phá hoại sự ổn định và thịnh vượng của Hồng Kông, nhằm kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể đáp trả Mỹ như thế nào? Liệu hành động chính trị này của Mỹ có thể ảnh hưởng đến thỏa thuận mong manh đạt được trong vòng đàm phán thương mại gần đây? Ông Andrei Karneev, người đứng đầu Trường Nghiên cứu Đông phương thuộc Trường Kinh tế Cao cấp (HSE) nhận xét về nội dung này trong bài bình luận cho Sputnik.

Cái gì đe dọa Hồng Kông nếu tiếp diễn biểu tình

Can thiệp vào công việc nội bộ

Trước hết phải nói rằng, các nghị quyết này lại đề cập đến vấn đề nhân quyền để chống lại Trung Quốc, và tôi không thấy bất cứ điểm gì mới mẻ trong chính sách của Washington. Một trong những tài liệu được Hạ viện đã thông qua có lẽ là cơ bản nhất, đây là Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông. Từ nay, bất kỳ sự kiện nào xảy ra ở Hồng Kông trong quá khứ hoặc trong tương lai, kể cả những hành động bạo lực của phe đối lập, cũng sẽ được Hoa Kỳ mô tả như “hành động vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc”.

Không có nghi ngờ gì rằng, dự luật này làm cho cuộc tranh luận Mỹ-Trung trở nên gay gắt đến mức không thể nói về sự thỏa hiệp nào đó. Trên thực tế, Bắc Kinh cũng nhấn mạnh điều đó trong bản tuyên bố chính thức phản ứng việc thông qua dự luật. Bộ Ngoại giao Trung Quốc phản đối việc Hạ viện Hoa Kỳ thông qua nghị quyết về Hồng Kông và cảnh báo Bắc Kinh sẽ có biện pháp đáp trả.

Hoa Kỳ xem xét thỏa thuận tiền tệ trong khuôn khổ thỏa thuận với Trung Quốc

Cú đánh vào nền kinh tế

Thứ hai, cần phải lưu ý rằng, thỏa thuận mà Mỹ và Trung Quốc đạt được vẫn còn khá mong manh. Đợt căng thẳng mới trong quan hệ Mỹ-Trung sẽ ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế. Cả hai bên khó có thể thực hiện những bước đi nhằm bình thường hóa tình hình trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Lập trường của Trung Quốc có thể trở thành cứng rắn hơn, không nhượng bộ Hoa Kỳ trong vấn đề này để phản ứng với sự can thiệp của Mỹ vào Hồng Kông.

Ngoài ra, tính hai mặt của Mỹ ngày càng trở nên rõ ràng. Liệu Hoa Kỳ có thực sự muốn giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại? Hoặc cuộc tranh luận gay gắt trong các vòng đàm phán thương mại chỉ là một phần trong chính sách chống lại Bắc Kinh vì Trung Quốc đang phát triển quá nhanh và đang đe dọa lợi ích của Mỹ trên thế giới?

Ở đây nảy ra câu hỏi: Liệu tình hình ở Hồng Kông có trở nên bình tĩnh hơn nếu Washington phát đi những tín hiệu cứng rắn hơn với Bắc Kinh? Tôi thậm chí không nói đến phản ứng của phía Trung Quốc, rõ ràng là Bắc Kinh không chịu nhượng bộ. Còn phe đối lập ở Hồng Kông, sau khi  nhận được sự ủng hộ của Mỹ, rất có thể thực hiện những hành động cực đoan hơn. Trong trường hợp này, tình hình hỗn loạn có thể kéo dài lâu hơn nữa, hoặc thậm chí đến bờ vực của một tình huống cực kỳ nguy hiểm.

Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ không can thiệp vào công việc của Hồng Kông

Liệu tình hình như vậy có phục vụ lợi ích của các doanh nhân Mỹ ở Hồng Kông? Tôi nghĩ là không. Cái giá mà các doanh nghiệp sẽ trả cho quyết định của Quốc hội Mỹ có thể rất cao, đặc biệt là ở Hồng Kông có hơn 1.300 công ty Mỹ.

Còn có một yếu tố quan trọng khác, đây là cán cân thương mại. Hồng Kông là một thực thể kinh tế trên lãnh thổ Trung Quốc có mức thặng dư thương mại với Mỹ cao nhất. Rõ ràng tình hình sẽ thay đổi nếu các doanh nghiệp Mỹ phải giảm sự hiện diện trong đặc khu hành chính này do các hành động của chính quyền Trung Quốc hoặc do tình hình ngày càng náo loạn. Một điều rõ ràng là, các dự luật vừa được thông qua tại Hoa Kỳ sẽ không mang lại hòa bình cho Hồng Kông, và không mang lại sự thịnh vượng cho ngành kinh doanh Mỹ.

Thảo luận