Các nhà khoa học tìm ra lý do vì sao khi đói chúng ta thấy thức ăn ngon hơn

Hóa ra não bộ ngăn chặn một số cảm giác và ngược lại tăng cường một số cảm giác khác, khiến chúng ta kém tinh nhạy đi một chút.
Sputnik

Một người khi đói sẽ thấy đồ ăn ngon hơn, đó là vì những tín hiệu đặc biệt phát ra từ não, căn cứ bài báo đăng trên ấn phẩm Nature Communication. Được biết, kết luận này là của các nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Sinh lý Quốc gia ở Nhật Bản Okazaki. Họ đã tiến hành thí nghiệm với chuột và phát hiện ra những thay đổi trong hoạt động điện của não. Các nhà khoa học đã quan sát những gì xảy ra ở vùng dưới đồi - một khu vực nhỏ của não có các chức năng khác nhau, trong đó có việc kiểm soát sự thèm ăn.

Bí quyết sống thọ trên trăm tuổi: Ăn ngon. Không nước có ga, không bánh ngọt, và không đàn ông!

Thì ra, trong tình trạng đói, vùng dưới đồi chặn một phần các tín hiệu từ các thụ thể cảm nhận vị đắng. Đồng thời, tín hiệu của các thụ thể cảm nhận vị ngọt thì lại được tăng cường. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, thông thường chúng ta không thích vị đắng, vì não coi đây là có thể là loại thực phẩm nguy hiểm. Ngược lại, vị ngọt gần như bao giờ cũng hấp dẫn chúng ta, bởi vì hương vị này báo hiệu về tiềm năng hàm lượng calo cao, nghĩa là tính dinh dưỡng tốt.

Theo các nhà khoa học, những dữ liệu này có thể giúp điều trị cho những người bị rối loạn ăn uống. Trong tương lai, các chuyên gia cũng có kế hoạch tìm hiểu những thay đổi trong hoạt động của các tế bào thần kinh trong não của những người mắc bệnh tiểu đường và béo phì.

Thảo luận