Hiện nay, vấn đề nghiện Internet ở Trung Quốc đang ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết. Và nếu trước đây các lực lượng cơ bản hướng đến đấu tranh với trò chơi điện tử thì ngày nay Cơ quan phụ trách vấn đề không gian mạng của Trung Quốc đã đối mặt với video streaming service - dịch vụ truyền phát video trực tuyến các sự kiện khác nhau trong chế độ thời gian hiện thực - như là “DOU YIN” (TIKTOK) hoặc “HUASHU”.
Theo dữ liệu của cuộc khảo sát do “Trung tâm Thông tin Mạng Internet Trung Quốc” thực hiện hồi tháng 12 năm ngoái, số người dùng các nền tảng video Trung Quốc khác nhau ở nước này là 648 triệu người và hầu hết là thanh thiếu niên.
Thừa nhận vấn đề
Nghiên cứu mới nhất đây của Pew Research Center cho thấy rằng các thanh thiếu niên nhận thức được vấn đề, nhưng không thể làm gì để thôi “nghiện”. Theo nghiên cứu này, 60% thanh thiếu niên - từ 13 đến 17 tuổi - thừa nhận rằng họ dành quá nhiều thời gian để “lướt mạng”, trong khi 10 thiếu niên thì 9 em cho rằng đó là vấn đề.
Cuộc khảo sát độc lập do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc tiến hành hồi năm ngoái cho thấy 20% thanh thiếu niên Trung Quốc hầu như liên tục bị cuốn vào việc xem các video clip ngắn.
Sự kiểm soát cần thiết
Thế còn với những thanh thiếu niên đạt kết quả học tập tốt ở trường, và các trò chơi điện tử và video chỉ thuần túy là cách các em giải trí thư giãn sau một ngày dùi mài đèn sách vất vả thì sao? Trong trường hợp này liệu có công bằng hay chăng khi hạn chế cả với họ? Trả lời phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Tao Ran giải thích rằng nếu không thiếu sự kiểm soát thích hợp, bất kỳ cô cậu thiếu niên nào cũng có lúc liều “phá rào” và trở nên nghiện mạng.
“Những người trẻ tuổi thời nay nói chung yếu ý chí. Ngoài ra, có những thanh thiếu niên hiếu kỳ, tò mò đến mức khó có thể kiểm soát bản thân. Trong trường hợp như vậy nếu chính các bậc phụ huynh có thể kiểm soát trẻ, hạn chế thời gian lang thang trên mạng, thì một số video hữu ích có thể giúp giảm bớt căng thẳng. Nếu cứ buông lỏng mọi thứ cho “tự quyết”, cậu thiếu niên “ngoan” đó sẽ liều phá rào và mất toàn bộ thời gian trên Internet, cuối cùng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập”.
“Bất kể tất cả những nỗ lực của Chính phủ, nhiều thanh thiếu niên có thể tìm đến các chiêu thức láu cá và sử dụng tài khoản của người lớn để rồi bị nghiện các trang web như kiểu TikTok. Nghiện Internet ở khắp nơi. Những hạn chế này khó có thể gây tác động lớn đến thị trường. Do đó, tôi tin rằng không chỉ Chính phủ, mà cả các phụ huynh và nhà trường cũng phải chung tay đấu tranh với “nghiện mạng”. Chỉ khi đó mới mong đạt kết quả tích giảm bớt độ lệ thuộc của thanh thiếu niên vào Internet”, - chuyên gia nói với Sputnik.
Có câu hỏi vẫn còn bỏ ngỏ - liệu hệ thống hạn chế và chính sách “Internet xanh” mà Trung Quốc ban hành có ảnh hưởng gì đến thị trường ứng dụng video? Điều này động chạm chăng đến những nhân vật nổi tiếng trên Internet (streamer, blogger), những người kiếm tiền nhờ thu hút nhiều lượt xem?
Chuyên gia Tao Ran cho rằng ngành công nghiệp này quá lớn so với nguy cơ hứng chịu tổn thất nghiêm trọng nào đó bởi nỗ lực điều trị chứng nghiện ở đất nước. Ngoài ra, vẫn còn đó số lượng lớn các cách thức và sơ hở để vượt qua những hạn chế này.