"Mọi thứ đều không theo kế hoạch": Chuyên gia nói về hoạt động của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét khả năng để lại một đội quân nhỏ ở miền đông Syria, theo giới truyền thông đưa tin. Chuyên gia về Trung Đông Stanislav Tarasov đã bình luận về tin này trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Sputnik

200 lính đặc nhiệm Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét khả năng để lại một đội quân nhỏ ở lại miền đông Syria để chiến đấu với IS *, tờ báo New York Times dẫn nguồn tin cho biết. 

Chuyên gia cho biết vì sao Trump cần một nhóm nhỏ các lực lượng đặc biệt ở Syria

Theo một quan chức cấp cao, Trump đang suy nghĩ về việc để lại khoảng 200 lính biệt kích ở phía đông bắc Syria, có khả năng sẽ bố trí dọc theo biên giới với Iraq.

Theo tờ báo, ngoài mục tiêu chính - ngăn chặn sự phục hồi của IS* ở Syria hoặc nước láng giềng Iraq - điều quan trọng là Hoa Kỳ phải hỗ trợ người Kurd trong việc duy trì kiểm soát các mỏ dầu ở phía đông.

Ba đại diện của văn phòng tổng thống và Bộ Quốc phòng xác nhận các chính trị gia và chỉ huy cấp cao của Mỹ đang thảo luận về một kế hoạch như vậy.

Kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ thất bại

Nhà khoa học chính trị Stanislav Tarasov - chuyên gia về các vấn đề của Trung Đông, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik đã giải thích lý do tại sao Hoa Kỳ có thể để lại một đơn vị quân đội  ở Syria dọc theo biên giới với Iraq.

"Tuyên bố rời khỏi đông bắc Syria, người Mỹ thực sự đã kích động (tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip) Erdogan bắt đầu một chiến dịch quân sự ở đó. Nhưng bây giờ hóa ra họ có thể sẽ không rút đi. Vùng biên giới với Syria, bên phía Iraq, thực sự đang người Kurd bảo vệ. Cho đến hiện giờ, người Kurd Iraq đã hợp tác với Ankara, nhưng không biết họ sẽ hành xử thế nào vào ngày mai. Trong khi đó, người Kurd Syria sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu chiến dịch, đã gia nhập liên minh với Damascus, và Erdogan đã mất đi một lý do là họ chiến đấu ở phía bắc Syria với nhóm vũ trang người Kurd - bây giờ hóa ra Ankara phải chiến đấu trực tiếp với Damascus, và tất nhiên họ không cần đến điều đó. Mọi thứ  không theo kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ, một tình huống rất mơ hồ đã xuất hiện, và vẫn tiếp tục phát triển", Stanislav Tarasov nói.

Theo ông, trong những điều kiện này, một bước hợp lý cho Ankara là việc thiết lập liên lạc trực tiếp với Damascus một cách chính thức. 

"Tình hình ở phía bắc Syria được NATO thảo luận, các nhà lãnh đạo các nước lớn nhất châu Âu nói về nó, hành động của Thổ Nhĩ Kỳ không được sự cảm thông, và thường bị lên án gay gắt. Thế giới Ả Rập, bất chấp mâu thuẫn của hầu hết các nhà lãnh đạo với Damascus, đều xem chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ như một cú đánh vào người Ả Rập. Và theo nghĩa này, người Ả Rập đoàn kết với Damascus chứ không phải với Ankara. Do đó Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị cô lập cả trong khu vực và phương Tây. Và nếu Ankara không liên hệ với Damascus, thì tình hình sẽ chỉ xấu đi. Mọi việc mới đang bắt đầu, và tất cả vẫn còn ở phía trước", Stanislav Tarasov bình luận.

Tổng thống Trump ngày 7 tháng 10 cho biết Hoa Kỳ bắt đầu rút quân khỏi vùng đông bắc Syria. Người đứng đầu Lầu Năm Góc Mark Esper nói thêm vào ngày 13 tháng 10 rằng Hoa Kỳ sẽ rút thêm khoảng một nghìn quân nữa ra khỏi Syria. 

Chuyên gia giải thích ý nghĩa chiến thắng của Nga ở Syria

Từ ngày 9 tháng 10, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố khởi động chiến dịch «Nguồn hòa bình» ở phía đông bắc Syria, chủ yếu nhằm chống lại người Kurd.

Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 17 tháng 10 đã đạt được thỏa thuận đình chỉ chiến sự trong 120 giờ và rút lực lượng người Kurd khỏi vùng đệm 30 km ở biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm thứ Sáu tuyên bố Ankara sẽ tiếp tục hoạt động ở Syria, nếu Mỹ không giữ lời hứa rút lực lượng người Kurd ra ngoài khu vực an ninh.

 * Tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga

Thảo luận