Nhật Bản tiếp tục đi theo con đường quân sự hóa

Nếu tin theo thông tin của phương tiện truyền thông những ngày này, cả thế giới đã bị mê hoặc bởi sự chuẩn bị và tiến hành nghi lễ lên ngôi của tân Hoàng Đế Nhật Bản.
Sputnik

Dĩ nhiên rồi, các phái đoàn cấp cao từ 156 quốc gia đã đến Tokyo, Piotr Tsvetov, chuyên gia phân tích chính trị của Sputnik viết trong bài báo của mình. Đoàn đại biểu Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu. Nhưng ít người trong những ngày này nhận thấy rằng chính phủ Nhật Bản đã lo lắng không kém về sức mạnh quân sự của Nhật Bản.

Nhật hoàng Naruhito và thời kỳ Lệnh Hòa sẽ như thế nào?

Trái với ý chí của lực lượng hòa bình

Tuần trước, chính phủ Nhật Bản đã thảo luận về vấn đề gửi tàu chiến đến Trung Đông, nơi Nhật Bản dự định, cùng với Hoa Kỳ đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển hàng hải ở eo biển Ô-man. Tình hình ở đó thực sự không ổn định – nhìn thấy rõ xung đột giữa Iran và Ả Rập Saudi, Israel và Hoa Kỳ, và cả hiện tượng bọn cướp biển có quốc tịch khác nhau tấn công các tàu đi qua đây. Vì vậy, Tokyo lo lắng rằng việc cung cấp dầu rất cần thiết cho Nhật Bản có thể bị gián đoạn. Mặc dù lập trường của Tokyo, có thể hiểu được, nhưng nó đi ngược lại hiến pháp của đất nước, cấm Nhật Bản tham gia chiến sự. Ngay cả khi sự việc  không dẫn  đến đụng độ vũ trang, chính sự hiện diện của  quân nhân Nhật ở nước ngoài cũng có thể bị coi là vi phạm các điều khoản hòa bình của Hiến pháp Nhật Bản.

Một thực tế nữa nói lên tâm trạng quân phiệt trong giới lãnh đạo Nhật Bản. Tuần trước, hai bộ trưởng và hơn một trăm nhà lập pháp đã đến thăm Đền Yasukuni, tưởng niệm những người Nhật đã ngã xuống trong Thế chiến II, còn Thủ tướng Shinzo Abe đã thực hiện một nghi lễ tưởng nhớ các vị tướng đã hi sinh. Những hành động này, cũng như những năm trước, đã gây ra sự phẫn nộ ở các nước láng giềng của Nhật Bản - cả hai nước Hàn Quốc, Triều Tiên và Trung Quốc. Rốt cuộc, các chính trị gia Nhật Bản bằng những hành động này rõ ràng đã tán dương những kẻ nhận lệnh của ai đó đã giết hàng triệu dân ở Đông và Đông Nam Á.

Nhật Bản muốn trở thành đối tác của chương trình F-35

Phát biểu của Hoàng Đế Nhật Bản có nghĩa là gì?

Liên quan đến các sự kiện trong thời đại của chúng ta, câu hỏi được đặt ra: Hoàng Đế Nhật Bản có thái độ như thế nào đối với việc quân sự hóa diễn ra ở đất nước mình? Tân Hoàng đế Naruhito, trong bài phát biểu nhậm chức, đã kêu gọi người dân Nhật Bản "góp phần củng cố tình hữu nghị và hòa bình của toàn bộ cộng đồng quốc tế". Thật khó để tưởng tượng ông không hiểu rằng hành động của chính phủ Nhật Bản mâu thuẫn với mong muốn của Nhật Hoàng. Hoàng thân của ông là Akihito tự hào rằng trong 30 năm kể từ khi lên ngôi, Nhật Bản đã không giao chiến với bất kỳ ai. Nhưng Nhật Bản tự vũ trang với tốc độ khá nhanh, và Nhật Hoàng, khi phát biểu yêu chuộng hòa bình, không thể làm gì được với điều đó. Và thêm nữa, bởi vì Hoàng Đế ở Nhật Bản không có bất kỳ quyền lực nào, không có khả năng ảnh hưởng đến chính sách của chính phủ. Ông, như người ta vẫn nói, là một “nhân vật trang trí”. Lời nói của ông không có ý nghĩa đặc biệt. Vì vậy, với Hoàng Đế mới, cũng không có ý nghĩa để thảo luận về các vấn đề chính trị.

Thảo luận