Việt Nam có giảm thời gian làm việc xuống 44 giờ/tuần và tăng khung giờ làm thêm?

Theo ý kiến nhiều chuyên gia kinh tế, khả năng Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua phương án giảm thời gian làm việc xuống 44 giờ/tuần và tăng khung giờ làm thêm (350 hay 400) vì chủ trương nghe rất nhân văn, còn tác động đến doanh nghiệp hay kinh tế thế nào thì các đại biểu chắc sẽ ít quan tâm hơn.
Sputnik

6 lượt tranh luận quanh Bộ luật Lao động (sửa đổi) trong ngày làm việc 23/10 của Quốc hội.  Bộ luật Lao động (sửa đổi) đang gây “sóng lớn” tranh luận trong xã hội Việt Nam.

Trước tranh luận về “giờ làm việc” trong dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), có 2 luồng ý kiến khác nhau: phía ông Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) đề xuất giữ nguyên giờ làm việc hiện hành, tăng giờ làm thêm 400 giờ/năm thay vì 300 giờ như hiện nay. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh) lại không đồng ý về ý kiến này. Với điều kiện kinh tế và năng suất làm việc hiện nay, quan điểm nào sẽ phù hợp nhất?

Quốc hội thảo luận về giảm giờ làm chính thức, tăng tuổi nghỉ hưu và tăng thêm ngày nghỉ trong năm

Cuộc tranh luận này hiện tại đang gay gắt không chỉ trong không gian tòa nhà Quốc hội Việt Nam mà còn trong tầng lớp lao động, giới chuyên gia, doanh nghiệp, các nhà kinh tế.

Tranh cãi trong Quốc Hội: Hai ý kiến trái chiều

Phát biểu tại phiên họp về số giờ làm việc bình thường, đại biểu Vũ Tiến Lộc đề nghị giữ như quy định hiện hành vì phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế và rất nhân văn.

“Rút ngắn hơn nữa thời gian lao động làm suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, gây trở ngại cho việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và khó đưa đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, nguy cơ lớn nhất với tương lai của nền kinh tế Việt Nam”, - Ông Vũ Tiến Lộc phát biểu.

Cũng theo ông Vũ Tiến Lộc, để duy trì sản xuất trong điều kiện giảm giờ làm thì doanh nghiệp buộc phải tuyển thêm lao động nhưng trong điều kiện thị trường lao động hiện nay, với tỷ lệ thất nghiệp đang rất thấp thì các doanh nghiệp rất khó tuyển thêm lao động, vì vậy buộc họ thu hẹp sản xuất.

Đại biểu Quốc hội bật khóc khi tranh luận về tăng giờ làm thêm
“Theo tính toán sơ bộ thì riêng ngành thủy sản, dệt may, da giày, túi xách, điện tử, lương thực thực phẩm nếu giảm 4 giờ/tuần thì có thể giảm sản lượng kim ngạch xuất khẩu ít nhất 20 tỷ USD/năm”, – Ông Vũ Tiến Lộc nói.

Còn bà Nguyễn Thị Quyết Tâm (Đại biểu Quốc hội từ TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, trước hết cần phải trả lời câu hỏi vì sao công nhân cần làm thêm giờ. Câu trả lời rất dễ: Vì tiền lương, thu nhập hiện nay của người công nhân quá thấp, không đủ trang trải cuộc sống.

Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng kinh tế phát triển còn dựa vào năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, điều kiện làm việc chứ không hẳn làm nhiều sẽ hiệu quả. Vậy nên, đề xuất của bà chính là giảm giờ làm việc chính thức còn 44 tiếng/tuần, 4 giờ còn lại người lao động có thể làm thêm và sẽ tăng thu nhập. Đó mới thực sự là tiến bộ, nhân văn.

Nhìn lại tình trạng bất công bằng về số giờ làm việc

Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trước khi ra Quốc hội,  đã gây nhiều tranh cãi.

6 vấn đề tiếp tục xin ý kiến sửa đổi Bộ luật Lao động

Theo Luật hiện hành, Việt Nam có mức thời gian làm việc tiêu chuẩn là 48 giờ/tuần. Nhưng có một tình trạng bất công bằng đang diễn ra, khi “dân công chức”, “văn phòng” khối nhà nước chỉ làm 40 giờ/tuần; doanh nghiệp khối dịch vụ áp dụng mức 44 giờ/tuần; còn người lao động tại hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, chế biến phải làm theo mức 48 giờ/tuần. Có nghĩa là, người lao động chân tay chỉ có mỗi một ngày Chủ nhật để nghỉ ngơi và phục hồi sức lao động. Điều trên đã tạo ra  bất công và bất bình đẳng trong xã hội.

Không được phép tăng thêm giờ làm việc, doanh nghiệp phải hành động gì?

Đề xuất giảm giờ làm tiêu chuẩn từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần mà  bà Nguyễn Thị Quyết Tâm ủng hộ, ngay trước đó đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến. Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, điều này sẽ khiến chi phí nhân công của các doanh nghiệp tăng, và khiến Việt Nam giảm năng lực cạnh tranh so với các nước Đông Nam Á khác.

Việt Nam đề xuất giảm giờ làm, thêm ngày nghỉ cho người lao động
“Tôi thấy rất rõ Luật Lao động đang bảo vệ người lao động hơn chủ doanh nghiệp (khó sa thải nhưng dễ nghỉ). Thị trường lao động Việt Nam hiện nay đang rất cạnh tranh. Như chúng tôi đang tuyển công nhân rất khó. Nếu giảm giờ làm tăng ngày nghỉ sẽ khó khăn cho doanh nghiệp”, - Cố vấn kinh tế của một tập đoàn sản xuất lớn của Việt Nam nói với Sputnik.
“Theo tôi, cần phải lấy ý kiến rộng rãi của các bên: Chủ doanh nghiệp và công nhân, để biết ý kiến của họ thế nào về đề xuất giảm giờ làm chính và tăng khung giờ làm thêm”, - Luật sư Nguyễn Huy Thắng, Trưởng “Văn phòng Luật sư Huy Thắng” nói với Sputnik.

Trong xu thế khoa học, công nghệ, trí tuệ nhân tạo hiện nay, việc hiện đại hóa máy móc, công nghệ trong sản xuất là tất yếu. Rất nhiều công việc sẽ được đảm nhiệm bằng máy móc. Song song với việc giảm giờ làm thì việc thực hiện các chính sách xã hội, đào tạo lại người lao động cũng rất cần thiết.

“Việc tăng năng suất lao động, không phải chỉ dựa vào sức người mà còn dựa vào sự đổi mới công nghệ. Không cho phép tăng thêm giờ làm việc thì doanh nghiệp sẽ phải suy nghĩ đổi mới công nghệ, đưa dây chuyền hiện đại vào. Ngược lại, nếu cho phép tăng thêm thì sẽ hạn chế đổi mới công nghệ, khuyến khích không đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp châu Âu, Mỹ khi mua hàng của Việt Nam họ cũng dựa trên tiêu chí xã hội, tức là doanh nghiệp cư xử với người lao động như thế nào. Doanh nghiệp đối xử tốt với người lao động sẽ có cơ hội bán được hàng cho đối tác Mỹ và châu Âu”, - Nhà báo Đặng Quân chia sẻ quan điểm của mình với Sputnik.
Vì sao chính phủ muốn giảm giờ làm việc?

Luật Lao động trước hết để điều chỉnh quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động và phải làm sao hài hoà quyền lợi các bên, tạo điều kiện các bên đáp ứng nhu cầu, phù hợp với tình hình nền kinh tế chung nhất là năng lực cạnh tranh và phù hợp với các chính sách và mục tiêu an sinh xã hội. Theo các chuyên gia, dường như Bộ luật Lao động (sửa đổi) lần này vẫn chưa đáp ứng được những điều đó.

Lao động Việt Nam nằm trong nhóm có kỹ năng kém nhất ASEAN
“Theo tôi, với tình hình hiện nay, thứ nhất, khi năng suất lao động còn thấp, việc giảm giờ làm là không nên. Thứ hai, có thể tăng giờ làm thêm để người lao động có cơ hội thêm thu nhập. Thứ ba, giảm giờ làm mà không giảm lương sẽ tăng giá thành, giảm năng lực cạnh tranh. Giảm lương thì ảnh hưởng người lao động. Thứ tư, so sánh giờ làm của Việt Nam với các nước tương đương thấy số giờ làm của lao động Việt Nam không quá cao. Thứ năm, tôi có cảm giác như là có vẻ chính phủ muốn giảm giờ làm để doanh nghiệp thuê nhiều công nhân hơn, giảm thất nghiệp. Hiện nay, doanh nghiệp Việt tạo giá trị gia tăng thấp và giá thành nằm ở nhân công nhiều... Điều đó sẽ là động lực tự động hoá và giảm nhân công”, - Cố vấn kinh tế của một tập đoàn sản xuất lớn của Việt Nam bình luận với Sputnik.

Còn người lao động, thực ra, ai cũng muốn có thu nhập cao mà không phải bán rẻ sức lực bằng cách tăng ca liên tục. Nếu giảm giờ làm mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho họ thì thực sự rất tốt. Có người nói rằng không cần sửa đổi gì cả, chỉ cần tăng lương cơ bản. Thực sự mà nói, người lao động cũng sợ rằng những đề xuất khi được áp dụng, sức ép từ doanh nghiệp về năng suất, tiền lương lại càng nặng nề hơn trước.

Theo ý kiến nhiều chuyên gia kinh tế, khả năng quốc hội sẽ thông qua phương án giảm thời gian làm việc xuống 44 giờ/tuần và tăng khung giờ làm thêm (350 hay 400) vì chủ trương nghe rất nhân văn, còn tác động đến doanh nghiệp hay kinh tế thế nào thì các đại biểu chắc sẽ ít quan tâm hơn.

Thảo luận