«Chúng tôi muốn khuyến khích Nhật Bản và Hàn Quốc tìm giải pháp sáng tạo cho vấn đề này», - nhà ngoại giao Mỹ tuyên bố với các phóng viên ở Tokyo, nhấn mạnh rằng đồng thời Hoa Kỳ không định đóng vai trò trung gian giữa Seoul và Tokyo trong lĩnh vực này.
Từ chối gia hạn thoả thuận GSOMIA
Hồi trung tuần tháng 8, Hàn Quốc tuyên bố sẽ không gia hạn Thỏa thuận trao đổi thông tin tình báo (GSOMIA) với Nhật Bản, đáp trả việc Chính phủ Nhật Bản loại Hàn Quốc ra khỏi danh sách các quốc gia được ưa chuộng nhất về thương mại. Đầu tháng 7, Nhật Bản tuyên bố mất mát niềm tin vào Hàn Quốc trong bối cảnh có những nỗ lực của Seoul đòi bồi thường cho những người Triều Tiên bị các công ty Nhật sử dụng lao động cưỡng bức những năm thực dân Nhật Bản ở Triều Tiên 1910-1945.
Thỏa thuận về bảo vệ thông tin quân sự giữa hai nước được ký kết vào năm 2016. Hoa Kỳ khăng khăng thúc đẩy ký kết văn kiện nhằm tăng cường liên hệ quân sự với Nhật Bản và Hàn Quốc, hai đồng minh chính của Washington ở châu Á. Nhờ thỏa thuận này, Seoul và Tokyo có thể trực tiếp trao đổi thông tin về Bắc Triều Tiên mà không cần qua trung gian Mỹ. Phía Hàn Quốc chú ý trước hết đến hình ảnh do các vệ tinh Nhật Bản chụp lãnh thổ Bắc Triều Tiên trong tương quan các vụ thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm trong khu vực này.
Thỏa thuận hiện có giữa Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ hết hạn hiệu lực vào ngày 23 tháng 11.