Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể ký kết thỏa thuận thương mại mặc dù Hội nghị APEC bị hủy bỏ

Mặc dù hai nhà lãnh đạo Trung và Mỹ sẽ không gặp nhau ở Santiago vì Chile đã hủy bỏ Hội nghị thượng đỉnh APEC, điều đó sẽ không làm chậm lộ trình đi đến thỏa thuận thương mại. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia nói lên ý kiến rằng, hai nhà lãnh đạo có thể tìm kiếm địa điểm khác để tổ chức cuộc gặp.
Sputnik

Các nhà đàm phán của Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ tiến hành cuộc điện đàm về thỏa thuận thương mại vào ngày 1 tháng 11, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết vào thứ Năm. Mới đây, Chile đã hủy đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) - nơi giới chức lãnh đạo hai nước dự kiến sẽ gặp nhau để ký kết thỏa thuận Trung-Mỹ giai đoạn 1. Bộ Thương mại Trung Quốc nêu rõ các nhóm đàm phán phía Trung Quốc và Mỹ sẽ tiếp tục duy trì liên lạc chặt chẽ và các cuộc đàm phán vẫn đang tiến triển thuận lợi.

Chờ đợi những gì từ thỏa thuận thương mại “giai đoạn đầu tiên” giữa Mỹ và Trung Quốc?

Về phần mình, Nhà Trắng lưu ý rằng, Hoa Kỳ hy vọng sớm ký thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Trung Quốc vào tháng 11. Một tuyên bố của cơ quan này nói rằng, "chúng tôi mong muốn ký kết thỏa thuận giai đoạn 1 với Trung Quốc vào tháng sau". Tuy nhiên, trong bản tuyên bố không nói gì về Tổng thống Hoa Kỳ hoặc về cuộc gặp của ông với Chủ tịch Trung Quốc.

Thỏa thuận có thể được ký kết mà không tổ chức cuộc gặp  thượng đỉnh Trung-Mỹ

Về mặt chính thức, để ký kết thỏa thuận này không có nhu cầu tổ chức cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo, chuyên gia từ Viện IMEMO (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga) Alexander Lomanov nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:

“Thỏa thuận giai đoạn 1 chỉ là một văn kiện kỹ thuật tương đối nhỏ. Trên thực tế, thỏa thuận này không thể giải quyết những mâu thuẫn lâu dài trong quan hệ Trung-Mỹ. Đây là lý do tại sao sẽ không đúng nếu nói rằng, cần phải tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh của hai nhà lãnh đạo để kết thúc thỏa thuận này. Thỏa thuận giai đoạn 1 nói về những khía cạnh kỹ thuật và có thể được ký kết, ví dụ, ở cấp bộ trưởng. Cuộc gặp thượng đỉnh là cần thiết không phải để ký kết một thỏa thuận sơ bộ, mà để giải quyết các vấn đề chính trị và những mâu thuẫn đã tích lũy giữa hai bên trong các lĩnh vực khác. Nếu cả hai bên đều muốn chấm dứt cuộc chiến thương mại, thì thỏa thuận có thể đạt được mà không cần tổ chức những cuộc gặp thượng đỉnh”.
Trump "ca ngợi" Trung Quốc. Các chuyên gia đoán xem điều này có ý nghĩa gì

Bất chấp sự lạc quan thận trọng của cả hai bên liên quan đến quá trình tham vấn thương mại, phía Trung Quốc vẫn có thái độ hoài nghi với Trump. Bắc Kinh có cơ sở để nghi ngờ bởi vì phía Mỹ đã từng ba lần phá vỡ thỏa thuận. Ngoài ra, Trump đã tìm cách tổ chức cuộc gặp này vì mục tiêu chính trị trong cuộc vận động tranh cử. Đối với ông, điều quan trọng là để các nhóm cử tri và các lực lượng chính trị đều thấy rằng ông kết bạn với nhà lãnh đạo Trung Quốc, chuyên gia Nga nhận xét.

Nói về những địa điểm khác để tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Trung-Mỹ, ông Alexander Lomanov lưu ý rằng, "rất có thể, họ sẽ lưạ chọn một nước chủ nhà “trung lập” phù hợp cho cả hai bên trong bối cảnh chính trị hiện nay". Theo ý kiến của ông Lomanov, đây không phải là Alaska hoặc Hawaii, khác với dự đoán của một số phương tiện truyền thông phương Tây có liên quan đến nguồn tin ẩn danh của Mỹ.

“Có chú ý đến các sự kiện ở Hồng Kông, khó có thể tưởng tượng rằng, ông Trump sẽ đến Macao”, - chuyên gia Nga nhận xét khi bình luận thông tin trên báo chí dẫn một nguồn tin ẩn danh ở Trung Quốc.
Lựa chọn chiến lược cuối cùng cho Thương chiến Mỹ-Trung

Sự lựa chọn sai lầm của Trump giữa Hội nghị APEC và Hội nghị ASEAN 

Trước khi Chile tuyên bố hủy bỏ kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh APEC, đã có tin rằng Donald Trump sẽ không dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN và Diễn đàn ASEAN được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN tại Bangkok vào những ngày 2-4 tháng 11. Có lẽ, Tổng thống  Mỹ đã đưa ra quyết định này để thể hiện bản thân và để chứng minh sự vĩ đại của nước Mỹ tại một diễn đàn có quy mô lớn hơn ASEAN. Bây giờ, ông không thể làm như vậy cả ở Chile và Bangkok. Hơn nữa, việc Tổng thống Mỹ không coi trọng các sự kiện ASEAN tại Bangkok chắc chắn sẽ làm thất vọng những đối tác của Mỹ không hài lòng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Ngoài một số thành viên ASEAN, còn có Úc và New Zealand cũng không hài lòng với điều đó.

Hoa Kỳ hạ cấp phái đoàn tham dự hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bangkok, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ tại cuộc gặp thượng đỉnh Hoa Kỳ – ASEAN sẽ chỉ là Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross. Mỹ chỉ cử hai quan chức cấp thấp – thấp nhất từ trước tới nay để tham gia các sự kiện ASEAN.

Thảo luận