Mỹ-Trung cãi nhau: Washington cáo buộc Bắc Kinh đe dọa trên Biển Đông

Nước lớn thì không nên đi bắt nạt kẻ khác. Hoa Kỳ lên tiếng cáo buộc Trung Quốc có hành vi đe dọa các nước láng giềng trên Biển Đông.
Sputnik

Bàn về Biển Đông: Mỹ- Trung ăn miếng trả miếng

Hôm thứ Hai, phía Mỹ đã dùng đến những ngôn từ đanh thép nhất để bác bỏ hoàn toàn yêu sách phi lý của Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp mang tính chiến lược này, Japan Times có bài phân tích.

Vấn đề Biển Đông qua hai Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ và ASEAN-Trung Quốc

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN ở Bangkok, hai cường quốc trong khu vực Thái Bình Dương là Mỹ và Trung Quốc liên tục “ăn miếng trả miếng” khi đối thoại về những diễn biến mới nhất trên Biển Đông.

Bắc Kinh chỉ trích Hoa Kỳ cố tình “thêm dầu vào lửa”, làm gia tăng căng thẳng trên vùng biển, tuyến đường vận tải mang tính chiến lược và quan trọng toàn cầu.

Theo Japan Times, Trung Quốc vẫn tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông với yêu sách phi lý- bản đồ “đường lưỡi bò, đường chín đoạn”. Đặc biệt, những năm qua, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các đảo nhân tạo và tiến hành hoạt động quân sự hóa trái phép trên các thực thể trên Biển Đông nhằm khẳng định và bảo vệ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở khu vực tranh chấp này. Đó là chưa kể đến lối hành xử ngang ngược khi nhiều vụ đâm chìm tàu cá bị dư luận quốc tế lên án.

Mỹ nói Trung Quốc đe dọa các nước láng giềng trên Biển Đông

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Robert O’Brien đã kêu gọi tăng cường tự do hàng hải khi dẫn đầu phái đoàn Washington, tới hội nghị thượng đỉnh của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á.

“Bắc Kinh liên tục áp dụng chính sách đe dọa nhằm ngăn chặn các quốc gia ASEAN khai thác tài nguyên trên biển của họ”, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ phát biểu taij Hội nghị thượng đỉnh ASEAN hôm thứ Hai.
“Nước lớn không nên đi bắt nạt những quốc gia khác”, ông Robert O’Brien phát biểu trước báo giới khẳng định.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Việt Nam quyết tâm bảo vệ luật pháp quốc tế trên Biển Đông
Sau khi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN kết thúc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt sử dụng thứ ngôn ngữ mạnh mẽ khác thường tố cáo chính sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông thông qua cái gọi là “đường chín đoạn (nine-dash line)”.

Những tuyên bố chủ quyền, báo cáo về hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông, được minh họa bằng bản đồ “đường chín đoạn” là vô cùng phi lý, vô căn cứ, trái pháp luật và hoàn toàn không hợp lý”, báo cáo thẳng thắn chỉ trích.

Tuy nhiên, theo Japan Times, dù giới lãnh đạo Hoa Kỳ chỉ trích Bắc Kinh với một giọng điệu ngày càng sắc sảo, thâm sâu nhằm vào Trung Quốc, thậm chí, “chẳng vuốt mặt nể mũi ai”, nhưng sau cùng, họ thường tập trung vào việc khuyến khích tất cả các bên thống nhất giải quyết mọi tranh chấp theo đường lối hòa bình, thay vì Washington phải đơn phương can thiệp.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông thông qua đường chín đoạn, sự phân định mơ hồ dựa trên những bản đồ từ những năm 1940 khi Trung Hoa Dân quốc khi đó chiếm được một số đảo khỏi sự kiểm soát của Nhật Bản.

Trung Quốc nói Mỹ đừng can thiệp chuyện Biển Đông

Lãnh đạo của bảy trong số mười nước ASEAN không tham dự hội nghị thượng đỉnh với Hoa Kỳ
Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Le Yucheng lên tiếng đáp trả lại những tuyên bố mà đại diện chính quyền Mỹ vừa đưa ra, đồng thời ám chỉ, “một số quốc gia bên ngoài đang can thiệp trực tiếp vào các vấn đề tranh chấp trên biển”.

“Một số quốc gia ngoài khu vực không thể chung sống với vùng biển yên bình ở Biển Đông lại tìm đủ mọi cách để gây sóng gió”, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc phát biểu nhằm vào Hoa Kỳ.
Ngay sau đó, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ phản bác: “Chúng tôi không nghĩ rằng chúng tôi chỉ là bên trung gian đang can thiệp vào chuyện của người khác. Chúng tôi chỉ đến khi được mời chứ không giống như một số nước khác”.

Cả Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei đều có phần lãnh thổ tranh chấp trên Biển Đông.

Căng thẳng tại khu vực này bùng lên trong những tuần gần đây sau khi Trung Quốc triển khai nhóm tàu khảo sát đến vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Hà Nội.

Cam kết của Mỹ trên Biển Đông mạnh mẽ đến đâu?

Giới quan sát nhận định, dù đã dùng đến những ngôn từ mạnh mẽ nhất trong báo cáo của mình, nhưng không ít người còn nghi ngại về mức độ cam kết và tin cậy của Hoa Kỳ.

Lý do là cố vấn an ninh quốc gia hiện thời, ông O’Brien là quan chức cấp thấp nhất được Hoa Kỳ gửi tới Hội nghị thượng đỉnh Đông Á kể từ khi Washington được mời hàng năm kể từ thời điểm 2011.

Mỹ-Trung cãi nhau: Washington cáo buộc Bắc Kinh đe dọa trên Biển Đông

Theo thông lệ, các Hội nghị Thượng đỉnh thường có sự tham dự của cấp nguyên thủ quốc gia, nhưng một quan chức Hoa Kỳ cho biết Tổng thống Donald Trump - hôm thứ Bảy mải mê theo dõi giải vô địch võ thuật tổng hợp tại thành phố New York - hiện rất đang bận rộn với loạt sự kiện và chiến dịch nên không thể tới tham dự Hội nghị Thượng đỉnh.

Việt Nam sẵn sàng các phương án cao nhất để bảo vệ chủ quyền Biển Đông

Tuy nhiên, báo cáo của Bộ Ngoại giao cho hay, Hoa Kỳ đang tăng cường cam kết với các đối tác quan trọng ở châu Á, bao gồm Ấn Độ và đồng minh Nhật Bản cũng như Hàn Quốc.

“Chúng tôi cam kết duy trì khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ đều được bảo đảm chủ quyền và có thể theo đuổi tăng trưởng kinh tế phù hợp với luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cạnh tranh công bằng”, báo cáo khẳng định.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (Li Keqiang) hôm Chủ nhật đưa ra tuyên bố mang tính hòa giải trên Biển Đông, trong đó nhấn mạnh, Bắc Kinh cam kết tiến tới ký kết với ASEAN Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) nhằm thiết lập những quy định chung mang tính hướng dẫn đồng thời góp phần giảm căng thẳng tại các khu vực vùng biển tranh chấp.

Tuy nhiên, trái với những gì đã rao giảng hay tuyên bố, Trung Quốc nhiều lần trì hoãn sự nỗ lực trong khu vực để đi đến một thỏa thuận pháp lý như vậy, thay vào đó, Bắc Kinh luôn tìm kiếm đối thoại song phương theo hướng có lợi, hạn chế tối đa sự can thiệp của nước ngoài mỗi khi tăng cường sự bành trường trên biển.

Thảo luận