Trump khiến người Mỹ bị tăng tiền nợ hàng nghìn tỷ đô la một năm

Nợ quốc gia của Mỹ đã phá vỡ mốc 23 nghìn tỷ đô la. Dưới thời Donald Trump, vay mượn công gia tăng với tốc độ kỷ lục - hơn một nghìn tỷ mỗi năm. Tại sao điều này xảy ra và sẽ dẫn đến hậu quả gì? - trong tài liệu của Sputnik.
Sputnik

Khoản vay cho đến kỳ lương

Trong cuộc chạy đua tranh cử chức tổng thống, Donald Trump liên tục cáo buộc đảng Dân chủ và Barack Obama gia tăng nợ công. Tuy nhiên, sau khi bước chân vào Nhà Trắng, ông chỉ làm tình hình thêm trầm trọng.

Trong gần ba năm qua, Kho bạc Hoa Kỳ đã phát hành trái phiếu trị giá 3,2 nghìn tỷ đô la và nợ công cho mỗi công dân, bao gồm cả người già và trẻ sơ sinh, tăng thêm 9 nghìn đô la, đạt đến con số 69,7 nghìn.

Nợ công của Mỹ đạt kỷ lục mới

Một trong những lý do chính gây ra điều này được các nhà kinh tế nhìn nhận là sự gia tăng mạnh mẽ chi tiêu xã hội. Trong đó có nguyên nhân nghỉ hưu của thế hệ baby boom (hiện tượng sinh đẻ tăng đột biến vào giữa thế kỷ trước). Chính Bill Clinton, George W. Bush con và chính bản thân Donald Trump thuộc về thế hệ này.

Chi tiêu tiền vay cho các khoản thanh toán xã hội, chính phủ Mỹ đã tự dồn mình vào góc tường: chi tiêu ngân sách cho việc phục vụ nợ công đạt 600 tỷ đô la. Con số này nhiều hơn phân bổ cho giáo dục, giao thông, xây dựng nhà ở và nông nghiệp cộng lại. Vào cuối tháng 10, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Stephen Mnuchin tuyên bố thâm hụt ngân sách đã gần đạt tới 1000 tỷ đô la, tăng 20% ​​so với năm tài chính 2018.

Thất bại trong vấn đề ưu tiên

Để hiểu mức độ tàn phá của khoản nợ công 23 nghìn tỷ đối với nền kinh tế Mỹ, cần nhắc lại lịch sử.

Đã đến lúc thanh toán các khoản nợ: Mỹ có thể lâm vào cảnh vỡ nợ sau hai tháng

Ý tưởng vay để chi tiêu cho bản thân thuộc về Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ đầu tiên - Alexander Hamilton. Ba thế kỷ trước, ông đề xuất chỉ đạo các quỹ huy động thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ để phát triển cơ sở hạ tầng và sản xuất trong nước. Cùng với chương trình tăng trưởng kinh tế mà ông đưa ra, đây là cơ sở cho sự xuất hiện của toàn bộ các ngành công nghiệp và cho phép Hoa Kỳ vượt lên hàng lãnh đạo thế giới, khiến Cựu Thế giới bị bỏ lại phía sau.

Sử dụng vốn vay cho mục đích ngược lại, Obama và Trump đạt được hiệu quả kinh tế ngược. Trong 12 năm qua, mỗi đô la tăng trưởng GDP đã khiến Washington phải trả 1,85 đô la nợ công. Và nếu bây giờ gánh nặng nợ lên tới gần 80% GDP, và theo tính toán của Quốc hội, đến năm 2029, sẽ tăng lên 92%, thì đến giữa thế kỷ, sẽ là gấp 1,5 lần so với những gì sản xuất trong một năm ở nước này.

“Chúng ta chỉ cần in thêm tiền”

Người ta thường nói rằng Washington bất cứ lúc nào cũng có thể giảm nợ công về 0 chỉ bằng cách in đủ số đô la. Chính Trump cũng nghĩ như vậy - được biết một năm trước, ông đã thảo luận về lựa chọn này với giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia, chủ ngân hàng đầu tư Gary Cohn.

Các phương tiện truyền thông nói về khoản nợ kỷ lục của Mỹ
"Cohn đã bị sốc khi Trump không hiểu những điều đơn giản nhất", - nhà báo Bob Woodward, nhân chứng cuộc trò chuyện đó, viết.

Thật vậy, Cục Dự trữ Liên bang có thể bật máy in và phát hành thêm 23 nghìn tỷ đô la và đưa  vào lưu thông tự do, trả chúng cho các chủ sở hữu trái phiếu. Nhưng sau đó siêu lạm phát  không thể tránh khỏi, điều này sẽ phá hủy tất cả các khoản tiết kiệm của công dân, và việc nhập khẩu hàng hóa trở nên đơn giản là không có lợi. Tuy nhiên, chính quyền Mỹ dường như không có lựa chọn nào khác, vì nhu cầu về trái phiếu đang giảm xuống nhanh chóng.

Công lao chính trong việc này thuộc về các ngân hàng trung ương Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước châu Âu, loại bỏ trái phiếu Mỹ và chuyển tiền vào một tài sản dễ thanh khoản hơn. Vào tháng 9, Đức đã gia nhập nhóm này: Bundesbank, dự trữ vàng lớn thứ ba thế giới, lần đầu tiên tiếp tục mua vào kim loại quý sau 20 năm và thu được 95 nghìn ounce.

Việc bán hết trái phiếu kho bạc gây ra cái gọi là hiện tượng đảo ngược: lợi suất của chứng khoán ngắn hạn trở nên cao hơn so với các khoản dài hạn, như trong cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008.

Ai có thể giáng đòn quyết định vào sự thống trị của đồng đô la?

Hầu hết các nhà kinh tế coi đây là một dấu hiệu chắc chắn của một cuộc suy thoái sắp xảy ra, mà tất cả những ai không nhanh tay đổi chứng khoán nợ của Mỹ lấy vàng đang lên giá mạnh, sẽ bị ảnh hưởng.

Để ngăn chặn sự sụp đổ nợ, Cục Dự trữ Liên bang (FED) buộc phải khởi động lại chương trình «nới lỏng định lượng»: vào đầu tháng 10, Chủ tịch FED Jerome Powell tuyên bố ít nhất là đến cuối quý hai năm sau, nhà nước sẽ mua trái phiếu kho bạc ngắn hạn từ thị trường. Tổng cộng, 510 tỷ đô la sẽ được chi ra cho hoạt động "kỹ thuật" này.

Thảo luận