«Tàn dư an ninh». Chuyên gia quân sự về lập trường của Hoa Kỳ với START-3

Matxcơva kêu gọi Hoa Kỳ gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược. Chuyên gia quân sự Boris Rozhin giới thiệu với Sputnik những dự báo của ông về hành động của Hoa Kỳ.
Sputnik

Gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược (START) là con đường duy nhất giúp tránh sự sụp đổ của các cơ chế kiểm soát vũ khí trong lĩnh vực tên lửa-hạt nhân, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố.

Paris kêu gọi Nga và Mỹ gia hạn hiệp ước START-3
«Chúng tôi thấy lo ngại về tình hình với Hiệp ước START, văn kiện sẽ hết hạn vào tháng 2 năm 2021 ... Trong điều kiện hiện tại, việc gia hạn Hiệp ước START rõ ràng là bước đi hợp lý duy nhất có thể ngăn chặn không cho bối cảnh chiến lược trở nên tồi tệ hoàn toàn, tránh sụp đổ cơ chế kiểm soát và hạn chế vũ khí trong lĩnh vực tên lửa-hạt nhân, để có thời gian tiếp tục nghiên cứu và hoạch định phương pháp tiếp cận, bao gồm cả với vũ khí và công nghệ quân sự mới, suy tính các phương pháp kiểm soát», - Thứ trưởng nhận xét.

Ông Ryabkov nói thêm rằng trong những năm gần đây, Hoa Kỳ có vẻ «ráo riết thúc đẩy chủ đề này», nhưng đồng thời lại né tránh thảo luận nội dung cụ thể.

Ý kiến chuyên gia về Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược

Đàm đạo với Sputnik, chuyên gia Boris Rozhin từ Trung tâm Báo chí Chính trị-Quân sự đã bày tỏ ý kiến của ông về lập trường của Hoa Kỳ đối với thỏa thuận quan trọng này.

Bắc Kinh đánh giá việc Mỹ muốn thu hút Trung Quốc vào đối thoại cắt giảm vũ khí
«Hoa Kỳ luôn theo đuổi đường lối phá hủy toàn bộ hệ thống các hiệp ước hiện có về hạn chế vũ khí thông thường cũng như vũ khí hạt nhân. Sau khi rút khỏi Hiệp ước INF, bây giờ đang thảo luận vấn đề chấm dứt hiệp ước START-3 sau năm 2021. Và Hoa Kỳ tuyên bố ở nhiều cấp độ khác nhau, rằng hoặc thỏa thuận này sẽ bị chấm dứt vì nó không có lợi cho nước Mỹ, hoặc là Nhà Trắng sẽ đề nghị Nga và Trung Quốc cùng ký thỏa thuận với những điều khoản mới có lợi hơn cho Hoa Kỳ. Đương nhiên, nếu như vậy sẽ phương hại cho quyền lợi cuả chính Nga và Trung Quốc», - chuyên gia Boris Rozhin nhận định.

Theo lời ông, do những hành động như vậy của Hoa Kỳ, những gì còn lại của hệ thống an ninh quốc tế có thể sẽ bị phá bỏ hoàn toàn.

Hiệp ước START

Hiệp ước về cắt giảm vũ khí chiến lược do Nga và Hoa Kỳ ký kết vào năm 2010, bắt đầu hiệu lực từ ngày 5 tháng 2 năm 2011. Văn kiện dự trù rằng mỗi bên sẽ giảm dần số lượng kho vũ khí hạt nhân của mình. Thỏa thuận buộc Nga và Hoa Kỳ phải trao đổi thông tin về số lượng đầu đạn và phương tiện mang theo lịch trình  hai lần một năm. Ngày 5 tháng 2 năm 2018 khởi đầu thời hạn cuối cùng mà Nga và Hoa Kỳ cần đạt chỉ số kiểm soát theo START-3. Hiệp ước hết hạn vào năm 2021.

Thảo luận