"Trò chơi kết thúc": chống lại chứng nghiện game có thể ảnh hưởng đến tâm lý một đứa trẻ?

Ở Trung Quốc, cuộc chiến chống nghiện cờ bạc vẫn tiếp diễn. Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc ban hành bộ quy tắc mới nhằm chống lại sự cám dỗ của giới trẻ nước này. Điều này có ý nghĩa thế nào ở Trung Quốc? Chúng ta thử tìm hiểu vấn đề này theo tài liệu của Sputnik .
Sputnik

Theo quy định mới, tất cả các game thủ được yêu cầu nhập dữ liệu cá nhân thật khi tham gia trò chơi. Thông tin sẽ được sử dụng để theo dõi độ tuổi người chơi. Ngoài ra các nhà phát triển trò chơi trực tuyến trên thiết bị di động cần đặt ra khung thời gian hạn chế: trẻ vị thành niên chỉ có thể chơi một ngày không quá 1,5 tiếng trong khoảng thời gian từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối. Vào cuối tuần, không được chơi quá 3 giờ đồng hồ.

Chiến binh “thuốc phiện” 3.0: Công nghiệp game đã ảnh hưởng thế nào đến Trung Quốc?

Theo phó tiến sỹ khoa học sư phạm, phó giáo sư Đại học sư phạm quốc gia Moskva Yulia Chelysheva, những biện pháp này có thể ảnh hưởng đến tâm lý đứa trẻ và chúng thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm.

«Sự nghiện ngập phát sinh để thay thế các hoạt động. Nếu phụ huynh, thay vì chơi với trẻ ở tuổi mẫu giáo, lại đưa cho chúng thiết bị điện tử, hoặc thay thế các trò chơi bằng giáo dục bắt buộc, thì tiềm năng đứa trẻ không được chúng tỏ”, - theo giải thích của Chelysheva với Sputnik.

Ở mỗi độ tuổi, có một hoạt động ưu tiên nhất định, trở thành nền tảng cho mỗi giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ. Và chính thời kỳ mẫu giáo - giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành tâm lý trẻ em, đó là lý do nếu không đáp ứng những nhu cầu thể hiện của trẻ, thì sau này có thể gây chứng nghiện game.

Trung Quốc bắt tay thiết lập mạng 6G
«Nếu chúng ta bỏ qua giai đoạn mầm non của trẻ em, như các loại hoạt động vui chơi và ngay lập tức bắt trẻ đi học, thì tiềm năng chơi của các em vẫn chưa được thực hiện».
«Một người tham gia trò chơi, không phải vì anh ta thích quá trình chơi, mà vì có nhu cầu vượt qua hoàn cảnh sống. Nhưng anh ta làm điều đó ở nơi dễ dàng nhất - trong các trò chơi video, chứ không phải trong cuộc sống, nơi để nhận những được nhu cầu, thì cần phải cố gắng”, - chuyên gia ghi nhận. - Tất cả chúng ta đều biết rằng học hành chiếm một vị trí quan trọng trong văn hóa Trung Quốc. Người Trung Quốc là những người rất bướng bỉnh, đạt được nhiều thứ, và không ngừng nghỉ trong quá trình học tập. Do đó họ thích những trò chơi không cần tới nỗ lực, nơi có thể thư giãn». 

Theo chuyên gia, cần phải chống lại sự nghiện ngập. Như một lựa chọn - bằng cách chuyển sự quan tâm của trẻ sang thứ khác. Do đó tất cả trách nhiệm trong vấn đề này là cha mẹ.

Việc nghiện chơi game đem lại doanh số “hoàn toàn không ảo". Trong những năm gần đây, số lượng trang web tăng lên, nơi mọi người đặt cược vào các vật phẩm trong trò chơi với khả năng đổi chúng thành tiền thật, hoặc đạt được sự tín nhiệm nhất định trong trò chơi. Do đó sự hiện diện của các giao dịch vi mô trong một trò chơi tương đương với sòng bạc giải trí di động.

"Trò chơi kết thúc": chống lại chứng nghiện game có thể ảnh hưởng đến tâm lý một đứa trẻ?

Vì lý do này, lần đầu tiên đã đưa ra một hạn chế về mua bán hàng hóa trong trò chơi ở Trung Quốc. Cấm chi hơn 400 nhân dân tệ mỗi tháng. Thông thường tiền thật được trả cho việc mua các chức năng khác nhau, hay những vật phẩm độc đáo, mà trong trò chơi gần như không thể có được bằng bất kỳ cách nào khác.

Ví dụ như súng bắn tỉa ảo «Dragon Lore» - một trong những món hàng đắt nhất trên sàn giao dịch trò game lớn nhất STEAM - được bán với giá 2421 USD. Và giá này không ngừng tăng lên,  nhưng thậm chí không thể sờ hay chạm vào nó.

Vào mùa hè năm 2019, 15 quốc gia châu Âu đã cùng nhau xóa bỏ cái gọi là lootbox - hộp các vật phẩm trò chơi ngẫu nhiên được mua bằng tiền thật.

Ở Bỉ, một cuộc điều tra thực sự thậm chí đã mở ra chống lại công ty Electronic Arts vì sự hiện diện của những chiếc hộp lootbox trong phần mới của trò chơi thể thao FIFA. Theo luật pháp Bỉ, việc mua những "chiếc hộp bí ẩn" được coi như đánh bạc.

Tại Trung Quốc, người ta vẫn chưa đồng thuận được ý kiến ​​cuối cùng về hiện tượng này. Vào tháng 8, vấn đề thiết lập giới hạn cho việc mua lootbox đã được thảo luận - không quá 50 chiếc mỗi ngày cho mỗi người.

Các nhà khoa học tìm ra cách đoán giới tính của người tham gia trò chơi trực tuyến

Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc cũng cho biết, họ phối hợp với Bộ Công an xây dựng hệ thống nhận dạng tuổi của người chơi qua camera. Tất cả mọi thứ được thực hiện để tăng cường kiểm soát các hoạt động của trẻ em. Các công ty bị phát hiện vi phạm quy tắc sẽ phải đối mặt với một số khoản phạt, bao gồm cả việc rút giấy phép lưu hành trò chơi.

Công ty Tencent, sau những chỉ trích từ truyền thông nhà nước, đã đưa ra các biện pháp chống nghiện game cho 31 trò chơi, bao gồm cả «Honor of Kings», nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.

Chứng nghiện game gần như không thể chữa khỏi. Vào tháng 6 năm 2018, lần đầu tiên nó được đưa vào Bảng phân loại bệnh quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới. Theo một nghiên cứu của Bộ Giáo dục Trung Quốc, 20% thanh niên Trung Quốc mắc chứng nghiện chơi game.

Thảo luận