Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác

Tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hàn Quốc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc là đối tác chiến lược hàng đầu trong tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới, sáng tạo.
Sputnik

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Hàn Quốc

Ngày 9/11, tại Quảng Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam - Hàn Quốc.

Căng thẳng Nhật-Hàn tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam?

Hội nghị do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Chủ tịch Ủy ban Tổng thống về Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc Joo Hyung Cheol đồng chủ trì với sự tham gia hơn 250 doanh nghiệp lớn của Hàn Quốc và nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Đây là sự kiện quan trọng và là cơ hội quý báu để Chính phủ hai nước và cộng đồng doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ về tầm nhìn, triển vọng và những cơ hội hợp tác phát triển trong giai đoạn mới, góp phần thúc đẩy và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam và Hàn Quốc.

Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang ở trong giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất, được vun đắp bằng tình hữu nghị và những nỗ lực chung của hai Chính phủ và nhân dân hai nước. Hợp tác kinh tế, thương mại đầu tư luôn duy trì tốc độ phát triển nhanh, ổn định và đạt được những kết quả rất ấn tượng.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hợp tác với Hàn Quốc, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư; coi cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc là đối tác chiến lược hàng đầu trong tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới, sáng tạo, phát triển tri thức, nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia.

Việt Nam đề nghị phía Hàn Quốc điều tra và xử nghiêm vụ cô dâu Việt bị đánh đập tàn nhẫn

Điểm qua một số thành tựu nổi bật của Việt Nam trong những năm gần đây, Phó Thủ tướng cho rằng để có được kết quả trên là nhờ thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi tối đa để doanh nghiệp, người dân phát triển sản xuất, kinh doanh.

Hàn Quốc là nhà đầu tư số 1 của Việt Nam

Theo Phó Thủ tướng, với 8.190 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 65,7 tỷ USD, Hàn Quốc tiếp tục là nhà đầu tư số 1 của Việt Nam và đang giữ vai trò tích cực trong một số lĩnh vực kinh tế trọng yếu của Việt Nam như công nghiệp điện tử, năng lượng, ô tô, may mặc, xây dựng, dịch vụ

Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác
Cùng với các hoạt động đầu tư, quy mô thương mại giữa hai nước cũng không ngừng gia tăng. Hiện nay, Hàn Quốc là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với quy mô thương mại giữa hai nước năm 2018 đạt 65,8 tỉ USD; còn trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 44 tỉ USD. 

Các công ty Hàn Quốc với những thế mạnh về vốn, công nghệ, khoa học kỹ thuật có thể hợp tác tốt doanh nghiệp Việt Nam với lợi thế về lao động tay nghề cao.

“Hàn Quốc có thể hỗ trợ nước ta phát triển năng lượng mặt trời, xây dựng công viên công nghệ xanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công nghệ cao”, - Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc cho hay.

Chính phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá cao cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc không chỉ giữ vai trò tiên phong trong hợp tác đầu tư mà còn thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

Hàn Quốc và Việt Nam xích lại gần nhau về kinh tế bất chấp nhiều khác biệt
“Việt Nam hoan nghênh và đánh giá cao Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc với mục tiêu vì con người và hòa bình, thúc đẩy thịnh vượng chung, trong đó xác định Việt Nam là một trong những đối tác trọng tâm”, - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Ông Joo Hyung Cheol, Chủ tịch ủy ban Tổng thống về chính sách hướng Nam mới, cho biết Việt Nam là đối tác thân thiết về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa với Hàn Quốc.

Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác

“Chúng tôi muốn mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ, du lịch… chứ không chỉ là thương mại, kinh tế và muốn Việt Nam cùng thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ cao”, - ông Cheol nói.

Việt Nam chuyển sang nền kinh tế số

Đến nay, Việt Nam thu hút được hơn 29.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) từ 132 quốc gia đầu tư, đây là điểm đến an toàn của nhà đầu tư và nhiều tập đoàn kinh tế lớn từ Hàn Quốc kinh doanh rất thành công tại đây.

Việt Nam là đối tác quan trọng nhất trong chính sách phương Nam mới của Hàn Quốc

Chính phủ Việt Nam thời gian qua rất nỗ lực trong môi trường đầu tư kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi tối đa để cho các doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh doanh.

“Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển sang nền kinh tế số. Việt Nam đã khởi động chuơng trình Made in Vietnam 4.0 và trân trọng đề nghị các doanh nghiệp Hàn Quốc hãy đến và tạo ra các sản phẩm 4.0 ở Việt Nam”, - Phó Thủ tướng chia sẻ.

Ông Trịnh Đình Dũng cho biết nhận thức được tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia, Chính phủ Việt Nam tiếp tục tập trung hoàn thiện thể chế, đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động các nguồn lực đầu tư, phát triển, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Việt Nam và Hàn Quốc tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác sâu rộng, toàn diện và hiệu quả hơn với Hàn Quốc trên nền tảng chia sẻ và bổ trợ lẫn nhau, gắn kết thế mạnh, tiềm năng của mỗi nước. Cùng với đó, khuyến khích và mong muốn hợp tác đầu tư với Hàn Quốc trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, vật liệu mới, cơ khí chính xác, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, phát triển kết cấu hạ tầng, môi trường, đô thị thông minh, y tế, sinh học, dịch vụ chất lượng cao, tham gia cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Vì sao Việt Nam vẫn chưa công khai danh tính 9 người bỏ trốn ở lại Hàn Quốc?

Theo ông Dũng, với mục tiêu nâng kim ngạch, thương mại với Hàn Quốc lên 100 tỉ USD năm 2020, Việt Nam mong muốn thúc đẩy quan hệ thương mại song phương theo hướng cân bằng. 

Ngoài ra, Phó Thủ tướng cũng đánh giá tương lai quan hệ hợp tác Việt Nam và Hàn Quốc phụ thuộc vào tầm nhìn, ý chí vươn lên và sự năng động sáng tạo của đội ngũ doanh nhân hai nước. Ông Dũng mong muốn cộng đồng doanh nghiệp hai nước tiếp tục chia sẻ những ý tưởng mới, những giải pháp sáng tạo, hỗ trợ cho các chương trình dự án Khởi nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh để trở thành lực lượng tiên phong trong hợp tác và liên kết kinh tế, góp phần củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược giữa hai nước.

Việt Nam mong muốn Hàn Quốc tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để hàng nông thủy sản nhiệt đới, hàng dệt may, đồ gỗ, cao su… tiếp cận thị trường Hàn Quốc. Đồng thời, sẵn sàng tiếp nhận các mặt hàng linh kiện sản xuất cũng như mặt hàng có thế mạnh khác của Hàn Quốc vào thị trường Việt Nam.

Bức tranh kinh tế-xã hội tổng quan năm 2019

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết thêm:

Chính phủ Việt Nam luôn tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư Hàn Quốc và tạo những điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp hai bên hợp tác, đầu tư, kinh doanh có hiệu quả. Chúng tôi luôn coi thành công của các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng là thành công của chính mình”.
Thảo luận