Chuyên gia đã đánh giá ba kịch bản phát triển các sự kiện ở Bolivia

Vào ngày chủ nhật, giới lãnh đạo cao nhất của Bolivia, đứng đầu là Tổng thống Evo Morales, đã từ chức trong bối cảnh các cuộc biểu tình và rời khỏi đất nước. Bạo loạn tiếp tục ở các thành phố lớn trong cả nước.
Sputnik

Trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình vệ tinh Brazil, ông Eduardo Crespo, giáo sư kinh tế chính trị từ Đại học Rio de Janeiro (UFRJ), lưu ý có ba lựa chọn phát triển tình hình tiếp theo ở Bolivia.

Evo Morales: cả thế giới coi Trump là kẻ thù số một của nhân loại

Kịch bản đầu tiên, mà chuyên gia coi là ít có khả năng nhất, nhưng đồng thời ông lưu ý “trong điều kiện hiện đại, không có gì là không thể ở Mỹ Latinh”, đó là việc quân đội nắm chính quyền.

Kịch bản thứ hai, theo ông Crespo đưa ra với sự hoài nghi, là tổ chức các cuộc bầu cử mới, nhưng không có sự hiện diện của đảng MAS (Phong trào tiến lên Chủ nghĩa xã hội) của ông Morales, hiện đang chiếm đa số ghế trong quốc hội Bolivia.

“Sẽ rất khó để tổ chức các cuộc bầu cử mà không có đại diện của một nửa dân số. Điều tương tự cũng xảy ra ở Argentina vào năm 1955 khi [Hown Domingo] Peron mất quyền lực. Năm 1958, các cuộc bầu cử mới đã được tổ chức, nhưng không có sự tham gia của đảng ông Peron, dẫn đến một cuộc nội chiến kéo dài”, chuyên gia lưu ý.

Ông Crespo nhấn mạnh rằng lựa chọn này được một trong những nhà lãnh đạo phe đối lập, Luis Fernando Camacho, người không giữ bất kỳ cương vị chính trị nào, ủng hộ. 

“Họ muốn chấm dứt với MAS, đe dọa gia đình các thành viên và buộc họ phải tìm nơi ẩn náu”, ông Crespo nói.

Lựa chọn thứ ba, được chuyên gia coi là có khả năng nhất, là tổ chức các cuộc bầu cử mới với sự tham gia của đảng MAS. Như ông Crespo lưu ý, thậm chí có khả năng đảng MAS sẽ lên nắm quyền một lần nữa.

Bộ Ngoại giao Nga “rất trân trọng” quyết định của Mexico cho ông Morales tỵ nạn

Chuyên gia nhấn mạnh các sự kiện ở Bolivia nên được đánh giá chính xác như một cuộc đảo chính, với sự tham gia của cảnh sát và quân đội, khăng khăng đòi Morales từ chức vì tổng thống đã thắng trong cuộc bầu cử, và chỉ có sự nghi ngờ về việc liệu ông có đủ phiếu bầu để thắng ngay trong vòng 1 hay không?

“Hoạt động mạnh mẽ của các nhóm chính trị, mà sáng kiến của họ ​​đã lan truyền trong những ngày gần đây, không liên quan gì đến nền dân chủ”, chuyên gia nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Crespo lưu ý chính Morales đã phạm sai lầm.

“Sai lầm chính của ông ta là đã thua cuộc trưng cầu dân ý, và sau đó thông qua tòa án hiến pháp để cố gắng thách thức điều đó. Tôi nghĩ rằng đây là sai lầm lớn nhất, mở ra cánh cửa cho sự chống đối gay gắt”.

Vào tháng 2 năm 2016, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức tại Bolivia để sửa đổi hiến pháp, cho phép Morales được bầu lại lần thứ tư.

51,3% đã phản đối việc đưa ra các sửa đổi hiến pháp. Sau đó Morales tuyên bố ông công nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý, nhưng lại nói đó là một chiến thắng của những người dối trá, và vào ngày 28 tháng 11 năm 2017, tòa án hiến pháp Bolivia đã cho phép tổng thống đương nhiệm tranh cử lần thứ tư trong cuộc bầu cử năm 2019.

Thảo luận