Dự án “Giờ học mở” - “làn gió mới” mới cho tiếng Nga tại Việt Nam

Ngày 14 và 15/11, Phân viện Puskin và Trung tâm hợp tác thư viện liên vùng của UNESCO đồng tổ chức Chương trình “Các giờ học mở có định hướng ngôn ngữ tại các cơ sở giáo dục đào tạo của Việt Nam” dành cho giáo viên tiếng Nga và học sinh, sinh viên học tiếng Nga trên toàn quốc.
Sputnik

Chương trình được kỳ vọng sẽ tạo một “làn gió mới” mới cho tiếng Nga tại Việt Nam.

Những “giờ học mở” tiếng Nga đầu tiên bắt đầu tại Việt Nam

“Giờ học mở” tại Phân viện Puskin, Hà Nội, sáng 14/11. Giờ học do các giáo sư, chuyên gia tiếng Nga đầu ngành của trường Đại học Tổng hợp quốc gia mang tên Lomonosov và Viện tiếng Nga Quốc gia mang tên A.X. Puskin trực tiếp giảng dạy. 

Dự án “Giờ học mở” - “làn gió mới” mới cho tiếng Nga tại Việt Nam

Giáo sư Kuzmin E.I., Phó Chủ tịch Hội đồng liên chính phủ của chương trình UNESCO “Thông tin dành cho mọi người”, tác giả của chương trình “Các giờ học mở có định hướng ngôn ngữ tại các cơ sở giáo dục đào tạo của Việt Nam” giảng về tầm quan trọng của việc đọc sách và văn hoá đọc trong xã hội thông tin hiện nay.

Còn giờ thực hành về các tình huống ngữ pháp khó thường gặp khi học tiếng Nga của Giáo sư, tiến sĩ Pankov F.I. được các em hưởng ứng tích cực và hăng hái làm bài luyện tập.

Không khí của các lớp học càng sôi động hơn khi cô giáo trẻ Trukhanova D.S. giảng về các ngày lễ lớn của Nga cùng với các trò chơi dân gian, và các em được trực tiếp tham gia vào các trò chơi. 

Dự án “Giờ học mở” - “làn gió mới” mới cho tiếng Nga tại Việt Nam
“Được học với người Nga, tiếp xúc với văn hóa Nga nhiều, nên cháu cảm thấy rất thích thú, đặc biệt vừa được học vừa được nói tiếng Nga với người bản ngữ”, - Lê Thị Ngọc Thủy, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP Nam Định nói với Sputnik.
“Cháu tự chọn học tiếng Nga và yêu thích tiếng Nga. Bắt đầu vào trường, cháu thấy tiếng Nga hợp với mình. Cháu thấy thích và thi vào lớp chuyên Nga. Hôm nay, tới Phân viện Puskin, cháu cảm thấy rất thích thú, khi được học với người Nga, được giao tiếp với người Nga. Cháu rất mong có nhiều buổi học như thế này”, - Em Hà Đỗ Phương Thảo, Lớp 10 Nga, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, Hòa Bình chia sẻ với phóng viên Sputnik.
“Thực hành giao tiếp” – Phương pháp dạy và học tiếng Nga mới ở Việt Nam

“Giờ học mở” thuộc Dự án “Các giờ học mở có định hướng ngôn ngữ tại các cơ sở giáo dục đào tạo của Việt Nam” lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam.

Ngày 14 và 15/11, Phân viện Puskin trực thuộc Cục Hợp tác quốc tế và Trung tâm hợp tác thư viện liên vùng của UNESCO đồng tổ chức Chương trình “Các giờ học mở có định hướng ngôn ngữ tại các cơ sở giáo dục đào tạo của Việt Nam” dành cho giáo viên tiếng Nga và học sinh, sinh viên học tiếng Nga trên toàn quốc. Dự án do Bộ Giáo dục Liên bang Nga tài trợ, thực hiện ở 2 thành phố của Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh (Đại học Sư ph) và thủ đô Hà Nội (Phân viện Puskin). 

Dự án “Giờ học mở” - “làn gió mới” mới cho tiếng Nga tại Việt Nam
“Các học sinh ở các tỉnh như Hòa Bình, Nam Định, Hải Dương, Vinh, Nghệ An, đưa học sinh ra Phân viện để học. Còn với sinh viên thì chúng tôi sẽ tới Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia dạy tại Khoa Nga 3 lớp trong chiều ngày 14/11. Dự án được thực hiện ở Hà Nội chỉ 2 ngày. Ngày đầu tiên 14/11 dành cho học sinh, sinh viên. Ngày 15/11 dành cho giáo viên, giảng viên dạy tiếng Nga. Đây là lần đầu tiên Dự án này được thực hiện ở Việt Nam. Ngày đầu tiên, 14/11, đã có hơn 120 em học sinh của các trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Trãi, Lê Hồng Phong tham gia chương trình. Tôi muốn nhấn mạnh sự tích cực của các em học sinh chuyên Nga. Ví dụ, 6 học sinh phổ thông trường chuyên Phan Bội Châu đi tàu đêm ra Hà Nội từ Vinh để tham gia các giờ học tiếng Nga mở, các em từ Nam Định, Hải Dương cũng phải đi rất sớm để kịp vào lớp”, - Bà Nguyễn Thị Thu Đạt, Giám đốc Phân viện Puskin phát biểu với Sputnik.
Phân viện Puskin tại Hà Nội khởi đầu “Năm chéo” Việt Nam – Nga 2019

Cố gắng giữ và nâng cao vị thế đang có của tiếng Nga tại Việt Nam

“Mục đích chương trình “Các giờ học mở có định hướng ngôn ngữ tại các cơ sở giáo dục đào tạo của Việt Nam” là phát triển tiếng Nga ở Việt Nam, cố gắng giữ vị thế đang có của tiếng Nga tại Việt Nam, thậm chí còn nâng cao vị thế của nó hơn nữa. Chúng tôi muốn có nhiều sinh viên Việt Nam sang Nga học tập dài hạn và ngắn hạn tại các trường đại học của Nga, nhiều thầy cô tiếng Nga sang Việt Nam giảng dạy. Tôi cho rằng xu hướng này sẽ chỉ phát triển. Vấn đề là phải tạo ra không gian chung, và tất cả chúng ta phải thiết lập cái không gian đó. Đó là những chuyến giao lưu, đó là sự làm quen với văn hóa của nhau”, - Ông Evgheni Kuzmin, Chủ tịch Ủy ban Nga của Chương trình UNESCO “Thông tin dành cho mọi người”, Trưởng đoàn Nga nói với Sputnik.

Cuối tháng 10/2019, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Giáo dục Liên bang Nga Pavel Zenkovich đã sang thăm Việt Nam. Trong buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc, ông Pavel Zenkovich đã khẳng định việc Bộ Giáo dục LB Nga sẽ cử 5 chuyên gia Nga sang làm việc tại các trường phổ thông Chuyên của Việt nam trong năm 2020, ưu tiên thêm chỉ tiêu để học sinh Việt Nam được sang Nga nghỉ hè, giao lưu, tham gia các khoá học tiếng Nga ngắn hạn. Hai Thứ trưởng đã bày tỏ quan điểm hai Bộ sẵn sàng phát triển và đi vào chiều sâu trong việc trao đổi kinh nghiệm giáo dục, hợp tác đào tạo ở bậc phổ thông, đào tạo học sinh tài năng… 

Dự án “Giờ học mở” - “làn gió mới” mới cho tiếng Nga tại Việt Nam
“Phân viện Puskin vừa ký kết với Bộ giáo dục Liên bang Nga thông qua một cơ sở giáo dục là InterDom. Theo ký kết này, trong năm 2020 Bộ giáo dục Liên bang Nga sẽ cử 5 giáo viên tiếng Nga sang Việt Nam làm việc. 1 chuyên gia sẽ đảm nhiệm việc phát triển tiếng Nga ở Phân viện Puskin, 4 chuyên gia khác sẽ đi đến các trường phổ thông của Việt Nam. Trong năm thử nghiệm đầu tiên 2020 họ sẽ làm việc tại Việt Nam một năm”, - Bà Nguyễn Thị Thu Đạt, Giám đốc Phân viện Puskin thông tin cho phóng viên Sputnik.

Phía Việt Nam hy vọng dự án “Giờ học mở” sẽ tiếp tục được thực hiện thường xuyên để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, tạo cảm hứng, khích lệ học sinh học tiếng Nga, hỗ trợ giáo viên Việt Nam trong công tác giảng dạy phát triển khẩu ngữ, ngôn ngữ, đất nước học và các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên. Các nhà Nga ngữ học, các thầy cô dạy tiếng Nga, những người tâm huyết trong việc gìn giữ tiếng Nga  của Việt Nam hy vọng dự án nói trên sẽ mang lại “một làn gió mới” cho tiếng Nga tại Việt Nam – công cụ trong phát triển quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia.

Thảo luận