Giới an ninh Canada tranh cãi vì Huawei

Cơ quan tình báo Canada không thể đồng thuận về những gì cần làm với công ty Huawei (Trung Quốc). Theo Globe and Mail, dịch vụ tình báo và an ninh Canada (CSIS) khẳng định muốn cấm sử dụng thiết bị Huawei trong các mạng 5G của Canada.
Sputnik

Đổi lại, Trung tâm An ninh Truyền thông Canada (CSE) tin rằng việc kiểm tra và giám sát nghiêm ngặt các thiết bị 5G do Huawei sản xuất sẽ cho phép loại bỏ các rủi ro bảo mật.

Châu Âu chia rẽ nội bộ khi xác định cách tiếp cận mạng 5G: có nên từ bỏ thiết bị Huawei hay không

Úc và Hoa Kỳ là những quốc gia duy nhất trong liên minh tình báo «Năm con mắt» quyết định cấm hoàn toàn thiết bị Huawei. Những thành viên còn lại - Canada, Vương quốc Anh, New Zealand - vẫn chưa quyết định. Một mặt, người Mỹ đang gây áp lực cho họ. Washington đã nhiều lần tuyên bố rằng nếu một quốc gia nào đó không loại bỏ hoàn toàn thiết bị của Huawei hoặc một nhà sản xuất Trung Quốc khác khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông, Hoa Kỳ sẽ ngừng trao đổi thông tin tình báo nhạy cảm với quốc gia này, bất kể đó là đồng minh thân thiết và quan hệ chiến lược đến mức nào.

Mặt khác, thiết bị Huawei hiện có mặt trong các mạng viễn thông thế hệ trước ở hầu hết các quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ. Do đó, nếu ở cấp  quốc gia, một quyết định từ bỏ Huawei được đưa ra, thì tất cả các nhà khai thác viễn thông phải xây dựng lại hoàn toàn cơ sở hạ tầng. Tất nhiên ngay cả các nhà khai thác viễn thông nhỏ của Mỹ, cung cấp dịch vụ ở các vùng nông thôn xa xôi cũng tỏ ra không hài lòng. Họ dựa vào thiết bị của Huawei vì giá rẻ. Và bây giờ, để xây dựng lại mạng lưới của mình, như tính toán từ Hiệp hội các nhà khai thác di động không dây nông thôn Hoa Kỳ (Rural Wireless Association), họ sẽ cần từ 800 triệu đến 1 tỷ đô la chi phí và thời gian 2 năm.

Điều tương tự cũng áp dụng cho các nhà khai thác di động ở các quốc gia khác. Hoa Kỳ, khi kêu gọi từ bỏ Huawei, không đề nghị chia sẻ chi phí nào đó cho quyết định này. Trong khi đó, hai nhà khai thác di động lớn nhất ở Canada, Bell và Telus, chẳng hạn, không muốn từ bỏ hoàn toàn Huawei, nếu không họ sẽ cần phải chi hàng triệu đô la để đáp ứng yêu cầu của Mỹ. Trên thực tế, Trung tâm An ninh Truyền thông Canada (CSE) ủng hộ họ trong quyết định này và giải thích để đảm bảo an ninh thông tin, chỉ cần kiểm tra kỹ thiết bị Trung Quốc là đủ. Một sự từ chối trên cơ sở của nước xuất xứ sẽ không mang lại gì cho đất nước, ngoài chi phí vật chất và thời gian bổ sung.

Mỹ sẽ cho phép các công ty của mình hợp tác với Huawei?

Vì vậy có thể nói rằng trong liên minh «Năm con mắt» diễn ra sự không đồng thuận. Hoa Kỳ được hướng dẫn bởi các động cơ địa chính trị và ý thức hệ, nhưng đồng thời họ muốn chi phí cho quyết định của họ sang những nước còn lại chi trả, như Zheng An’guang, một chuyên gia tại Trung tâm Quan hệ Quốc tế của Đại học Nam Kinh nói với Sputnik.

«Một cơ sở quan trọng của quyền bá chủ của Mỹ là hệ thống liên minh do Mỹ xây dựng, có các thành viên ở các khu vực khác nhau. Hoa Kỳ luôn là nhà lãnh đạo của các liên minh này, một quốc gia bá quyền, còn các quốc gia khác chỉ đơn giản là đối tác của Hoa Kỳ. Do đó, trên nhiều vấn đề, các nước này buộc phải tính đến lập trường của Hoa Kỳ, được hướng dẫn bởi các lợi ích của Mỹ. Nếu cho rằng tất cả các nước đó, theo hướng dẫn của Hoa Kỳ, sẽ từ bỏ thiết bị Huawei, họ sẽ tự mình phải chi trả tất cả các chi phí liên quan đến việc này. Do đó, từ quan điểm kinh tế, tôi nghĩ họ sẽ có rất nhiều mâu thuẫn. Tuy nhiên, điều này khó có thể dẫn đến sự chia rẽ hoàn toàn».

Đồng minh của Hoa Kỳ hiện phải đối mặt với một lựa chọn khó khăn: tiếp tục đi theo người cầm đầu hoặc tuân theo thực tế lợi ích của mình. Thật vậy, ngoài chi phí vật chất, việc từ bỏ Huawei có nghĩa là các quốc gia này có thể tụt hậu nghiêm trọng trong việc phát triển các mạng 5G. Hiện Trung Quốc chiếm một vị trí hàng đầu thế giới về công nghệ 5G, sở hữu hơn một phần ba bằng sáng chế trong lĩnh vực này. Hoa Kỳ, trong khi đó, thậm chí vẫn không quyết định phổ tần số tương lai cho 5G, vì vậy họ không thể đưa ra các giải pháp thay thế sẵn sàng cho các đồng minh của họ.

Việt Nam không muốn mạng di động của mình dính líu đến Huawei

Do đó, đối tác trong liên minh « Năm con mắt» và đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ từ Tây Âu chưa vội vã đưa ra các quyết định khó chịu đối với chính mình. Vương quốc Anh đã nhiều lần chuyển thời điểm về quyết định với Huawei. Giờ đây được thông báo  vào tháng 12. Đức trong dự thảo yêu cầu bảo mật cho các mạng 5G không đưa ra điều khoản các hệ thống truyền thông chỉ được cung cấp từ các công ty đáng tin cậy. Điều này có thể được hiểu là từ chối việc cấm Huawei truy cập vào thị trường. Italia cũng tuyên bố không đồng ý với  lời kêu gọi của Hoa Kỳ, lưu ý trong lĩnh vực viễn thông, họ sẽ chỉ tuân theo lợi ích quốc gia.

Thảo luận