Kịch bản thứ nhất giả thiết việc quân đội Mỹ tiến hành một cuộc tấn công tổng lực, sử dụng tất cả các phương tiện hiện có, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Theo ý kiến tác giả, quan điểm này có sự rủi ro, bởi vì Kremlin khả năng có thể “giáng đòn đáp trả cũng có mức độ hủy diệt tương đồng”.
Kịch bản thứ hai bao gồm một số giai đoạn. Nhiệm vụ chủ yếu là đẩy nước Nga vào tình thế bị cô lập về kinh tế. Phương cách này nhằm mục tiêu “dẫn đến việc thay đổi ban lãnh đạo chính trị”.
Nhà báo Antoniy Konyushevskiy cho rằng việc bắt đầu những hành động quân sự hoàn toàn có khả năng xảy ra, bởi vì Washington có thể cấp bách cần một "cuộc chiến quy mô tương đối lớn”.
Trong khi đó Nga nhiều khả năng nhất vẫn được coi là đối thủ, về phần mình Mỹ cần phải “cố gắng thâu tóm đất nước ấy về mình cùng với không gian địa chính trị của nó”.
Tờ báo nhấn mạnh rằng nước Nga trong những tình huống hết sức khó khăn vẫn “đi được những nước cờ lão luyện” – đạt được thắng lợi ở Syria, thu xếp được quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, trong khi đó Washington lại “chịu thất bại ê chề tại Trung Đông”.