"Trong giai đoạn 3 năm, 7 dự án nghiên cứu toàn diện đã được thực hiện để đánh giá rủi ro dịch tễ và nghiên cứu bệnh truyền nhiễm liên quan đến Việt Nam, cải thiện chẩn đoán trong phòng thí nghiệm và hỗ trợ phương pháp cho giám sát vệ sinh", - báo cáo cho biết.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian này, theo bà Popova, nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới đã được phát triển và thử nghiệm, hơn 20 bài báo khoa học chung đã được xuất bản và hai ấn phẩm giáo dục y tế đã được chuẩn bị.
"Hơn 300 chuyên gia từ các tổ chức của Việt Nam đã được đào tạo tại những khóa học giáo dục thường xuyên do tổ chức của Rospotrebnadzor thực hiện", - theo báo cáo của bà Popova.
Phát triển chẩn đoán mới
Báo cáo cho biết, trong số những phương pháp chẩn đoán mới được phát triển, có bao gồm hệ thống xét nghiệm multiplex được sử dụng trong chẩn đoán miễn dịch đặc hữu với khuẩn Borrelia, hệ thống PCR (phản ứng chuỗi polymerase) giúp phát hiện đồng thời tác nhân gây bệnh Melioidosis và vi khuẩn cùng họ gây bệnh ở người, cũng như hệ thống xét nghiệm phát hiện PCR với các chủng vi khuẩn gây bệnh không điển hình ở người.