Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nhiều doanh nhân tìm thẻ xanh ra nước ngoài

TS Nguyễn Đình Cung chia sẻ về đánh giá của Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về nền kinh tế tư nhân với nhiều tập đoàn tư nhân lớn mạnh, xã hội đang giàu lên nhưng cũng có hiện tượng nhiều doanh nhân muốn tìm thẻ xanh định cư ở nước ngoài.
Sputnik

Vì sao Việt Nam không bắt kịp Trung Quốc về kinh tế số?

25 năm nữa, kinh tế số Việt Nam sẽ "nở hoa" hay "bế tắc"?
Tham dự Hội thảo “20 năm Luật Doanh nghiệp: thành tựu, bài học và yêu cầu cải cách” do Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) tổ chức hôm 18.11, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã chia sẻ những lo lắng, băn khoăn của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tình hình phát triển kinh tế tư nhân cũng như câu chuyện bất ngờ khi đang có nhiều doanh nhân Việt Nam tìm thẻ xanh ở nước ngoài.

Tại sự kiện này, phát biểu đánh giá về thành tựu của Luật Doanh nghiệp, TS Nguyễn Đình Cung nhìn nhận, trong suốt 4 đời luật (1991, 2000, 2005, 2014) đã bảo vệ được quyền tự do kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp, tăng mức độ an toàn trong kinh doanh và giảm bớt rủi ro từ chính sách, thể chế, pháp luật. Tuy nhiên vị chuyên gia cũng chỉ ra rằng quyền tự do kinh doanh vẫn còn bị hạn chế bởi một số ngành vẫn áp dụng nguyên tắc “positive list” (doanh nghiệp chỉ được làm những gì nhà nước cho phép), ví dụ như các ngành tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nhiều doanh nhân tìm thẻ xanh ra nước ngoài
“Đây là hạn chế trong việc mở ra mô hình kinh doanh mới, những sản phẩm, dịch vụ mới trong thời đại 4.0. Và tôi cho rằng chúng ta không bắt kịp Trung Quốc về kinh tế số, chuyển đổi số một phần do cách tiếp cận positive list này”, VNF dẫn phát biểu của ông Cung nói.

Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM) chỉ rõ, hiện nay, ở nước ta, “quyền tự do kinh doanh” còn bị hạn chế bởi các quy hoạch bất hợp lý của các ngành, địa phương. Bên cạnh đó, quyền tự do kinh doanh mới chỉ chủ yếu trong phạm vi “kinh doanh cái gì” còn kinh doanh như thế nào, số lượng kinh doanh bao nhiêu thì vẫn chưa rõ ràng.

Bàn về vấn đề giảm chi phí tuân thủ, TS. Nguyễn Đình Cung cho rằng chi phí tuân thủ có giảm nhưng thực tế vẫn còn cao. Đáng quan ngại là việc giảm chi phí tuân thủ được thực hiện qua các đợt cải cách thủ tục hành chính mà chưa có thể chế, định chế để giảm chi phí một cách có hệ thống.

Thực thi chính sách của Việt Nam: Sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng

Một vấn đề vô cùng quan trọng nữa được nguyên Viện trưởng CIEM đề cập chính là đánh giá việc tăng an toàn, giảm rủi ro trong kinh doanh ở Việt Nam. Theo TS. Cung, hiện đầu tư kinh doanh ở nước ta vẫn chưa an toàn, rủi ro chính sách và pháp luật còn cao.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Lễ kỷ niệm 15 năm ngày Doanh nhân Việt Nam

Lý giải, phân tích sâu hơn về nhận định của mình này, TS. Nguyễn Đình Cung chỉ ra thực tế rằng, hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thể tiên liệu trước được việc tuân thủ pháp luật.

“Tuân thủ pháp luật là một thách thức.  Rủi ro pháp lý trong hoạt động kinh doanh là rất nhiều, đa dạng, không đoán định được. Mỗi năm Quốc hội ban hành khoảng 20 luật, Chính phủ ban hành khoảng 100 nghị định, 600 – 700 thông tư, còn văn bản điều hành thì hàng nghìn, riêng Văn phòng Chính phủ đã có 3.500 – 4.000 cái/năm. Một luật có khoảng 10 nghị định, một nghị định có khoảng 6 – 7 thông tư, suy ra một luật có hàng trăm thông tư. Như vậy luật có thể không đổi, nhưng nghị định có thể thay đổi được. Tính bất định giữa luật và nghị định là có. Tính bất định càng cao hơn với cấp thông tư vì thông tư thì gần như nằm trong ý chí, thẩm quyền của các bộ”, TS. Nguyễn Đình Cung nhận xét.

Theo vị chuyên gia, thực tế, nhiều khi một vấn đề có thể có 3 – 4 bộ cùng quản.

“Nhiều khi đúng với bộ này thì sai với bộ khác, đúng với thông tư này thì có thể sai với thông tư kia, đúng với thông tư trước thì sai với thông tư sau, còn loại văn bản hướng dẫn thi hành thì tùy ý. Cho nên thực thi chính sách của Việt Nam là sáng đúng, chiều sai, sáng mai lại đúng, tùy thuộc vào tâm trạng của người thực thi”, vị chuyên gia nhận xét thẳng thắn nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh.
“Đây chính là mảnh đất màu mỡ cho thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Đây là nguồn gốc của những rủi ro trong việc tuân thủ luật pháp ở Việt Nam”, TS. Nguyễn Đình Cung chỉ rõ.

Bên cạnh vấn đề khó khăn trong việc đoán định, tiên liệu sự thay đổi của pháp luật, quy định, một vấn đề nan giải khác hiện nay được ông Cung chỉ ra là khâu “hậu kiểm”.

Theo nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM), khái niệm “hậu kiểm” hiện vẫn được hiểu là doanh nghiệp cứ kinh doanh, sau đó cơ quan quản lý sẽ kiểm tra sau. Ông Cung nhấn mạnh hiểu như vậy là sai.

“Chúng tôi thiết kế hậu kiểm là việc kiểm soát dựa trên đánh giá mức độ an toàn, tuân thủ luật pháp, mức độ rủi ro của đối tượng. Quản lý nhà nước chỉ tập trung vào đối tượng có khả năng vi phạm và rủi ro đối với xã hội lớn. Còn lại những đối tượng khác, quản lý nhà nước phải đi giúp đỡ, hỗ trợ họ tuân thủ luật pháp, chứ không phải đi kiểm tra để xử phạt”, TS. Nguyễn Đình Cung phân tích.

Chia sẻ quan điểm cá nhân về việc “hậu kiểm” của cơ quan quản lý nhà nước hiện nay, nguyên Viện trưởng CIEM nhìn nhận, các cơ quan hiểu khác nhau, thực thi khác nhau, kết luận vụ việc cũng khác nhau và có thiên hướng buộc tội doanh nghiệp:

“Cứ có thanh tra, kiểm tra là có vi phạm của doanh nghiệp. Đặc biệt, thanh tra, kiểm tra cộng với báo chí và truyền thông có thể giết chết doanh nghiệp chưa đáng chết, làm mất mát lớn một cách không đáng có cho doanh nghiệp”, ông Cung cho biết.

Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Nhiều doanh nhân tìm thẻ xanh ở nước ngoài

Việt Nam 2045 - Khát vọng hùng cường và sứ mệnh doanh nhân: Tổ quốc gọi tên mình
Theo lời TS. Nguyễn Đình Cung, hôm thứ Bảy (16.11) vừa rồi, ông có làm việc, trao đổi với nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

“Bác rất trăn trở về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Bác về đời thường rồi nhưng nghe rất nhiều chuyện, có kể lại và mong muốn trong nhiệm kỳ tới, đặc biệt trong chiến lược sắp tới, phải nêu bật được vai trò của kinh tế tư nhân, phải có thiết chế bảo vệ quyền tự do kinh doanh”, TS. Cung thuật lại.
“Khu vực kinh tế tư nhân của ta, sau 20 năm có nhiều thành tựu nhưng có 2 điểm mới: một là có những tập đoàn tư nhân xuất hiện và hai là nhiều doanh nhân tìm thẻ xanh ở nước ngoài. Đây không phải tôi nói mà bác Dũng nói với tôi. Kinh tế tư nhân hiện đang nổi lên như một đầu tàu, có nhiều tập đoàn tư nhân nhưng cũng có nhiều người tìm cách ra đi. Đó là nguồn lực của ta, trí tuệ của ta, ta phải giữ lại, khuyến khích họ và làm họ lớn lên”, TS. Nguyễn Đình Cung thuật lại.
Xã hội Việt Nam còn sợ người giàu?

Cũng tham dự Hội nghị lần này, ông Trần Hữu Huỳnh, Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam cho hay, bản thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng từng nhiều lần khẳng định: “Đừng sợ dân giàu”.

Ông Phạm Nhật Vượng cán mốc lịch sử và người vợ bí ẩn của tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Theo ông Trần Hữu Huỳnh, thông điệp mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tâm niệm phản ánh thực trạng còn có một bộ phận e ngại sự khu vực doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, và xã hội với những người giàu lên. Thậm chí xã hội còn tồn tại quan niệm, nhiều người giàu cho rằng họ giàu vì thủ đoạn. Theo ông Huỳnh, đây là quan niệm hoàn toàn sai lệch và cổ hủ.

Theo các chuyên gia kinh tế tại Hội nghị, quan điểm và cách nhìn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh cần được thay đổi với tư duy cởi mở và coi đây là một động lực chính cho sự phát triển, cải cách đất nước.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng, Viện CIEM, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng cho rằng, kinh tế tư nhân theo các thống kê chính thức chỉ đóng góp vào GDP 9%, con số này, theo vị chuyên gia, là thiếu và chưa đầy đủ.

TS, Doanh nhấn mạnh, chính thống kê chưa đầy đủ khiến chúng ta chưa có công cụ giúp tư nhân phát triển tốt nhất, chưa thấy được sức mạnh vốn có của tư nhân để tập trung nguồn lực vào họ. Thế giới bây giờ là cuộc cạnh tranh phát triển, chứ không phải là ai là người tạo ra cạnh tranh, ai là động lực chính để chia phần.

“Quan niệm kinh tế hộ gia đình cứ 10 người lao động là được chấp nhận, nhưng tôi được biết có hộ gia đình sản xuất có đến hàng trăm, hàng nghìn lao động, họ không muốn lên doanh nghiệp. Bởi, thứ nhất, họ ở kinh tế hộ sẽ chỉ phải đóng thuế theo thoả thuận (thuế môn bài). Thứ hai là khi họ lên doanh nghiệp phải kê khai nhiều thứ phí hơn. Thứ ba là phần lớn hộ kinh doanh thiếu các kỹ năng quản trị hiện đại, nên không muốn mở rộng quy mô”, Dân trí trích lời TS Lê Đăng Doanh nhận xét.

Toan tính của người giàu nhất Việt Nam khi huy động 25 ngàn tỷ
Theo các chuyên gia tham gia thảo luận, phát biểu tại Hội nghị, về cơ bản Luật Doanh nghiệp 1999 đã làm tốt vai trò, sứ mệnh của mình. Luật ra đời ngay sau đó Chính phủ cho thành lập Tổ Thi hành Luật Doanh nghiệp nên các thông điệp, ý tưởng của chuyên gia, của Chính phủ về đổi mới đã đi vào đời sống.

Các nhà kinh tế cũng nhận định, bài học thành công của Luật Doanh nghiệp là bài học cho hiện nay, khi rất nhiều Nghị định, không đi được vào cuộc sống vì các ý tưởng của lãnh đạo, của Chính phủ không được các cấp, ngành hiện thực hoá.

Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng nhận định: “Muốn cải cách chúng ta cần có bàn tay sắt, sạch của Nhà nước để phá bỏ nhóm lợi ích đối với thi hành các Luật”.

Thảo luận