Việt Nam sẽ đáp trả thông minh như thế nào trước áp lực thông tin từ Hoa Kỳ?

Gần đây, các phương tiên truyền thông có uy tín của Mỹ đăng tải nhiều bài viết về việc Việt Nam phải liên minh quân sự với Hoa Kỳ.
Sputnik

Kẻ thù trong quá khứ là bạn thân ở hiện tại

Bloomberg trích dẫn câu nói của ông James Stavridis, đô đốc hải quân nghỉ hưu của Mỹ, đề xuất ký kết "không phải hiệp ước phòng thủ chung đầy đủ giá trị như với Thái Lan hay Philippines, mà thỏa thuận không chính thức về sự hợp tác trong lĩnh vực an ninh". Còn tờ báo The National Interest cho rằng, để bảo đảm an ninh cho Việt Nam, nước này phải liên minh với một cường quốc quân sự mà ở đây là Mỹ, và than thở rằng, chính sách "ba không" khét tiếng mà Việt Nam đã tuân thủ trong nhiều thập kỷ, đang ngăn cản Hà Nội thành lập một liên minh như vậy. Dù có những khác biệt về mức độ hợp tác quân sự giữa hai nước, các tác giả của tất cả các bài báo trên truyền thông Mỹ đều nhất trí ở một điều: Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể đánh bại Trung Quốc và bảo vệ Việt Nam khỏi sự xâm lấn của Bắc Kinh. Đặc biệt là Mỹ và Việt Nam đã khép lại quá khứ, một trang nặng nề trong lịch sử chung, và hiện nay, theo Đô đốc Stavridis, "người Việt Nam - từ những quan chức cấp cao nhất đến những người dân thường – đều có tình yêu chân thành với nước Mỹ".

Liên minh với Hoa Kỳ có nghĩa là Việt Nam từ bỏ chính sách “Ba Không”
“Rõ ràng, các phương tiện truyền thông Mỹ đang tích cực thúc giục Việt Nam thành lập liên minh quân sự với Hoa Kỳ vì họ đã nhận được một mệnh lệnh từ Washington, - Giáo sư Vladimir Kolotov, chủ nhiệm bộ môn lịch sử Viễn Đông của Đại học Saint Petersburg nhận xét. - Những bài viết như vậy ngay lập tức được dịch sang tiếng Việt và trở thành phổ biến trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là ở Việt Nam có cơ sở cho những ý tưởng này. Hoa Kỳ rất khéo léo tổ chức các chiến dịch truyền thông, để có độ tương tác sâu với người dùng, hoạt động kinh doanh của họ kết nối rất chặt chẽ với chính trị và công tác tuyên truyền. Phải thừa nhận rằng, Trung Quốc đã làm mọi thứ để tạo dư luận Việt Nam chống lại chính họ. Theo tôi, chính sách phản tác dụng của Bắc Kinh ở Biển Đông đang ép Việt Nam vào vùng ảnh hưởng của Hoa Kỳ”.

Một liên minh như vậy mang lại lợi ích gì cho Hoa Kỳ?

Hoa Kỳ muốn gây bất an và bất ổn trong khu vực, - giáo sư Vladimir Kolotov nói. Trước đây Washington đã gây bất ổn ở Châu Âu, Trung Đông, Kavkaz, Trung Á, Châu Phi, và họ đã không quan tâm nhiều đến khu vực Đông Á. Khu vực này đã duy trì sự ổn định quá lâu và nhờ đó đã củng cố sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự đến mức một số cầu thủ trong khu vực có thể thách thức chính Hoa Kỳ. Tất nhiên, Mỹ không hài lòng với điều đó. Đây là một trò chơi lớn trong lĩnh vực địa chính trị. Nếu Việt Nam bắt đầu hợp tác với Hoa Kỳ, điều đó sẽ giúp giải quyết một số vấn đề, nhưng, sẽ làm phát sinh những vấn đề khác. Việt Nam hiện có thặng dư thương mại lớn với Mỹ và tình trạng này bù đắp thâm hụt thương mại với Trung Quốc.

Việt Nam và Mỹ: Thúc đẩy quan hệ quốc phòng thực chất

Nhưng, theo truyền thống chính trị của Mỹ, nước này đưa ra những yêu sách cứng rắn và bảo vệ vững chắc lợi ích của mình. Và Donald Trump làm điều đó rất thành thạo, tất cả chúng ta đều thấy điều đó qua thí dụ của Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu. Trump ép buộc châu Âu phải mua khí đốt của Mỹ đắt hơn một phần ba so với Nga, bởi vì trong khí đốt của Mỹ có “các phân tử tự do”. Người Mỹ rất giỏi trong việc sử dụng các đòn bẩy ảnh hưởng. Nếu Việt Nam bị phụ thuộc vào việc xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, họ sẽ phải trả giá cho bonus này. Và Hoa Kỳ cung cấp biểu giá dịch vụ  - đất nước này phải theo đuổi chính sách đáp ứng lợi ích của Mỹ. Các bạn có thể thấy chính sách phục vụ lợi ích của Mỹ qua các sự kiện ở Syria và Libya, Iraq và Nam Tư, ở Ukraina.

Liệu lợi ích của Việt Nam sẽ thực sự được bảo vệ?

Ở khu vực Đông Nam Á, Hoa Kỳ có các đối tác an ninh trung thành và lâu năm như Philippines và Thái Lan. Nhưng, vào năm 2017, Mỹ không đáp ứng yêu cầu của Philippines cung cấp sự hỗ trợ trong cuộc đấu tranh chống lại phiến quân IS* đã chiếm thành phố Marawi, và Tổng thống Duterte đã tới Matxcơva để thuyết phục ban lãnh đạo Nga cung cấp vũ khí hiện đại. Liên minh với Hoa Kỳ không giúp Thái Lan đấu tranh chống những kẻ ly khai Hồi giáo ở miền nam. Liên minh với Mỹ cũng sẽ không giúp gì trong tương lai gần khi các chế độ Đông Nam Á phải trải qua “cuộc thử nghiệm va đập” tiếp theo trong cuộc đấu tranh chống lại phiến quân IS*. Chính người Mỹ đã cứu những tên khủng bố IS* thoát khỏi các cuộc tấn công của Không quân Nga, đưa chúng đến Pakistan và Bangladesh, mà từ đó phiến quân IS* vào Myanmar, Thái Lan và Philippines. Ít ai nhớ rằng, vào năm 1974, khi Trung Quốc chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, Mỹ đã có thái độ thờ ơ, điều đó giống như một phần của thỏa thuận Mỹ-Trung năm 1972 về việc Bắc Kinh chuyển sang lập trường chống lại Liên Xô. Hoa Kỳ đã im lặng trong năm 1988, khi Trung Quốc bắt đầu xâm nhập Trường Sa. Bây giờ Washington muốn tạo ra một cấu hình khác trong khu vực.

Việt Nam giữa Mỹ và Trung Quốc

Các chính sách mà ban lãnh đạo Việt Nam theo đuổi trong mấy thập kỷ qua đã tạo nên nhiều thành công cho đất nước. Trong những xung đột không đối xứng với những cầu thủ mạnh hơn nhiều, Việt Nam đã giành được chiến thắng nhờ một chiến lược rất khéo léo và linh hoạt. Các bằng chứng cho điều này là các cuộc chiến ở khu vực Đông Dương, Khmer Đỏ, chiến tranh biên giới năm 1979. Bây giờ là lúc bước ngoặt mới trong lịch sử Việt Nam. Chúng tôi hy vọng rằng, ban lãnh đạo Việt Nam sẽ có thể tìm ra giải pháp đúng đắn, chuyên gia Nga kết luận.

* IS - tổ chức khủng bố bị cấm ở Nga

Thảo luận