Trung Quốc nói có chủ quyền với các đảo trên Biển Đông và kêu gọi Mỹ ngừng khiêu khích

Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo ở Biển Đông và khu vực lân cận, Chiến khu miền Nam Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố và kêu gọi Mỹ ngừng khiêu khích sau khi 2 tàu chiến Hải quân Hoa Kỳ tiến đến Biển Đông.
Sputnik

Trung Quốc kêu gọi Mỹ ngừng gây hấn trên Biển Đông

Hôm thứ Sáu (22.11), Trung Quốc kêu gọi Mỹ chấm dứt các hành động khiêu khích ở Biển Đông sau khi hai tàu của Hải quân Hoa Kỳ di chuyển đến gần các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

“Chúng tôi kêu gọi (Hoa Kỳ) chấm dứt các hành động khiêu khích để tránh mọi sự cố không lường trước được”, người phát ngôn Chiến khu Nam Bộ (Chiến khu miền Nam Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc) khẳng định trong tuyên bố.
“Trung Quốc có chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo ở Biển Đông và khu vực lân cận”, The Strais Times trích thông cáo của Chiến khu Nam Bộ nhấn mạnh.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, nơi họ đã thiết lập các tiền đồn quân sự trên các đảo nhân tạo. Tuy nhiên, tuyên bố này vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ các nước Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.

Mỹ ủng hộ Việt Nam về vấn đề Biển Đông

Các tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ, hai lần trong vài ngày qua, đã di chuyển gần các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, các quan chức Mỹ nói với Reuters hôm thứ Năm, vào thời điểm căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa hạ nhiệt.

Tranh chấp trên biển là một trong những điểm trọng tâm trong mối quan hệ Mỹ-Trung, cùng với cuộc chiến thương mại, các lệnh trừng phạt của Mỹ, vấn đề Hồng Kông và Đài Loan.

Đầu tuần này, trong các cuộc hội đàm cấp cao, Trung Quốc đã kêu gọi quân đội Hoa Kỳ ngừng phô trương lực lượng ở Biển Đông và gây thêm “những bất ổn mới” liên quan đến vấn đề Đài Loan, vùng lãnh thổ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền “không thể tách rời”.

Trung Quốc yêu cầu Mỹ ngừng kích động leo thang căng thẳng

Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên “gửi thông điệp” đến Trung Quốc thông qua việc tiến hành hoạt động “tự do hàng hải” bằng tàu chiến ở gần một số đảo mà Trung Quốc chiếm đóng, khẳng định quyền tự do tiếp cận tuyến đường thủy quốc tế.

Hôm thứ Tư, tuần duyên Gabrielle Giffords đã di chuyển 12 hải lý gần Đá Vành Khăn (Mischief Reef), - Tư lệnh Reann Mommsen, phát ngôn viên Hạm đội Bảy của Hải quân Hoa Kỳ, nói với Reuters.

Trung Quốc cáo buộc Mỹ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông

Hôm thứ Năm, tàu khu trục Wayne E. Meyer cũng di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa.

“Những hoạt động này được thực hiện dựa trên luật pháp và thể hiện cam kết của chúng tôi trong việc duy trì các quyền, tự do và việc sử dụng hợp pháp biển và không phận, được đảm bảo cho tất cả các quốc gia”, bà Mommsen nói thêm.

Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông và đang cố gắng đe dọa các nước láng giềng châu Á.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa hồi đầu tuần để hội đàm kín, bên lề cuộc họp của các Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN tại Bangkok.

“Tướng Ngụy Phượng Hòa kêu gọi ông Esper "ngừng “khoe cơ bắp”, cũng như không kích động và leo thang căng thẳng ở Biển Đông”, phát ngôn viên Trung Quốc nói.

Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cáo buộc Bắc Kinh “ngày càng lạm dụng việc ép buộc và đe dọa để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược có lợi cho Trung Quốc” trong khu vực.

Việt Nam theo dõi sát sao những diễn biến trên Biển Đông

Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận tàu sân bay đi qua eo biển Đài Loan đến Biển Đông
Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt nam chiều 21.11 vừa qua, phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng đã bình luận về thông tin tàu HD9 của Trung Quốc tiến vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam hôm 18.11 vừa qua đồng thời khẳng định, các cơ quan chức năng của Việt Nam luôn theo dõi sát sao mọi diễn biến liên quan đến tình hình Biển Đông.

“Quan điểm của Việt Nam về các vấn đề trên biển là nhất quán và rõ ràng: các hoạt động trên biển cần tuân thủ các quy định của Công ước của LHQ về luật biển 1982 (UNCLOS), tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển”, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã nhiều lần xâm phạm chủ quyền biển đảo, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam suốt từ tháng 7 vừa qua.

Hà Nội thông qua nhiều kênh ngoại giao và bằng nhiều biện pháp đã yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu khỏi vùng biển Việt Nam và không tái diễn hành vi vi phạm.

Thảo luận