Các bộ trưởng Quốc phòng nói về hòa bình và vẫn tiếp tục chạy đua vũ trang

Mới đây, chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper tới châu Á đã kết thúc. Ông Mark Esper đã đến thăm các đồng minh của Hoa Kỳ như Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, cũng như Việt Nam, tham gia Hội nghị Bộ trưởng ASEAN mở rộng (ADMM Plus). Điều gì đáng chú ý trong chuyến đi này của tân Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ?
Sputnik

Trung Quốc và Mỹ khao khát “cộng tác lành mạnh”

Hầu hết tất cả các ý kiến ​​bình luận đã tập trung vào cuộc gặp của Mark Esper với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. Ai cũng biết rằng quan hệ Trung-Mỹ đang trải qua thời kỳ khó khăn. Xung đột nổ ra trong tất cả các lĩnh vực hợp tác, mọi người đều nói đến cái gọi là cuộc chiến thương mại giữa hai nước.

Trung Quốc nói có chủ quyền với các đảo trên Biển Đông và kêu gọi Mỹ ngừng khiêu khích
Tại cuộc họp, các bộ trưởng trước hết bày tỏ sự hài lòng rằng cuộc tiếp xúc của những người đứng đầu cơ quan quân sự của hai nước cuối cùng đã diễn ra. Họ đồng ý rằng nên duy trì liên lạc và hợp tác lành mạnh vì hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới.

Đồng thời, đáng chú ý là tại cuộc gặp, Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa không hề nể nang, ông ta công khai kêu gọi đối tác của mình không thực hiện các hành động khiêu khích ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan. Liên quan đến vấn đề Đài Loan,  Hoa Kỳ gần đây đã tăng cường hỗ trợ cho đảo này. Đại diện Trung Quốc nhấn mạnh rằng Bắc Kinh cam kết giải quyết vấn đề tương lai của Đài Loan bằng biện pháp hòa bình.

Bắc Kinh và Washington tiếp tục chạy đua vũ trang

Thật khó nói các bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa và Mark Esper chân thành đến mức nào khi họ cam kết giữ gìn hòa bình toàn cầu. Các sự kiện thực tế khiến người ta hoài nghi về điều này. Chính vào những ngày mà Bộ trưởng Mỹ đến thăm châu Á diễn ra, Trung Quốc đã phái tàu sân bay mới của họ thực hiện chuyến đi thử nghiệm ở eo biển Đài Loan và Biển Đông. Hoa Kỳ cũng gửi hai tàu chiến là Gabrielle Griffords và Montgomery đến vùng Biển Đông. Những tàu hạng nhẹ này được trang bị tên lửa đất đối đất, có thể tiếp cận bờ biển và tiến hành trinh sát. Do đó, có nhiều tàu chiến hoạt động ở Biển Đông trong những ngày ấy, bất chấp cả hai phía đều đảm bảo rằng họ chỉ mong muốn hòa bình.

Đối với quân nhân Hoa Kỳ, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là sân khấu hoạt động chính

Bằng cách gửi tàu chiến đến Biển Đông, Mỹ không chỉ quan tâm đến việc đảm bảo tự do hàng hải trong khu vực, như họ thường xuyên tuyên bố, mà còn quan tâm đến thực tế các quốc gia trong khu vực mua thiết bị quân sự của họ. Để thúc đẩy các quốc gia trong khu vực mua thiết bị quân sự từ Hoa Kỳ, Washington khơi lên tâm trạng chống Trung Quốc. Trong chuyến đi châu Á của mình, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper kêu gọi các nước trong khu vực nhắc nhở Trung Quốc về chủ quyền của họ đối với các đảo và liên tục gây áp lực lên Bắc Kinh. Với Việt Nam, ông ta hứa sẽ chuyển giao thêm một tàu chiến khác.

Việt Nam lên tiếng việc Mỹ sắp chuyển giao thêm tàu tuần tra cho Hà Nội
Nhìn chung, với chuyến đi của mình, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ muốn xua tan sự hoài nghi của một số chính trị gia khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương mà như trước đây, có tầm quan trọng quan hệ với các nước trong khu vực. Ông Esper cố gắng truyền tải ý tưởng rằng đối với Washington ngày nay, không có gì quan trọng hơn khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Và theo Mark Esper, đây là khu vực ưu tiên hàng đầu đối với các nhà quân sự.

“Chúng tôi sẽ duy trì sự hiện diện ở Biển Đông để chứng minh sự nghiêm túc trong các cam kết của chúng tôi” - Esper Mark tuyên bố trong chuyến đi.

Nếu Washington cho rằng tuân thủ cam kết của mình đối với các nước Đông Nam Á có nghĩa là gửi quân lính tới khu vực này, thì Trung Quốc chắc chắn sẽ xây dựng tiềm năng quân sự ở Biển Đông để đáp trả. Sẽ xuất hiện một vòng luẩn quẩn chạy đua vũ trang. Và từ đó, chiến tranh không còn xa nữa.

Thảo luận