Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu hôm thứ Năm tuyên bố NATO nên có cách tiếp cận bình đẳng với tất cả các nước tham gia trong việc bảo vệ chống lại mối đe dọa từ bên ngoài. Trước đó, hãng tin Reuters đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ từ chối hỗ trợ kế hoạch NATO bảo vệ các nước Baltic và Ba Lan, và tìm kiếm sự ủng hộ chính trị tích cực từ liên minh trong cuộc chiến chống lại Lực lượng phòng vệ người Kurd (YPG) ở miền bắc Syria.
“Thổ Nhĩ Kỳ coi cuộc xung đột Syria và đặc biệt người Kurd ở các vùng biên giới, là vấn đề an ninh quốc gia. Và theo nghĩa này, giống như các quốc gia NATO khác, họ có thể tin tưởng vào các nguồn lực của liên minh hỗ trợ, đây là điều mà (Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip) Erdogan nhấn mạnh, và phù hợp với khái niệm và hiến chương hiện tại của NATO, cho rằng không chỉ cần bảo vệ sườn phía đông, mà còn phải xây dựng hệ thống phòng thủ tập thể có tính đến việc đáp trả các mối đe dọa 360 độ (từ mọi phía)", - chuyên gia nói.
Ông giải thích về tình hình ở Syria, có những bất đồng lớn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các đối tác NATO.
"Và trong trường hợp này, Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng các lập luận nghiêm túc để làm sắc nét cuộc thảo luận này. Hơn nữa tại thời điểm này chưa có quyết định cơ bản nào về vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ ở châu Âu", - Dmitry Danilov, người đứng đầu ban An ninh Châu Âu thuộc Viện Châu Âu (Viện Hàn Lâm Khoa học Nga), nói thêm.
Ông cũng lưu ý trước khi diễn ra cuộc họp của các nhà lãnh đạo NATO vào ngày 3-4 tháng 12 tại London, đây là một vấn đề gây khó chịu nội bộ và là "yếu tố mới gây rạn nứt xuyên Đại Tây Dương". "Nếu trước đó, nó được kết nối với quan điểm của (Tổng thống Hoa Kỳ Donald) Trump, người khá thành công khi thực hiện chính sách “Ameraca Fist” (nước Mỹ trên hết) trong NATO: tìm kiếm những thay đổi trong khuôn khổ NATO về hướng mà ông cho là cần thiết với Hoa Kỳ, thì Thổ Nhĩ Kỳ hiện cũng đang hành xử theo cách tương tự", Danilov nói.
"Trong trường hợp này, Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ tìm kiếm sự hỗ trợ từ NATO, mà còn tự coi mình là lực lượng lớn thứ ba trong NATO, một thành viên độc lập, trước đây không có trong NATO", - chuyên gia cho biết. Theo ông quan điểm dữ dội của Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan đến thực tế họ không thể chấp nhận được áp lực lên chính sách của mình từ Hoa Kỳ, cũng như từ các đối tác NATO khác. - Vì điều đó được coi là một thách thức đối với lợi ích chiến lược của đất nước".
Đồng thời, ông nói thêm Thổ Nhĩ Kỳ muốn giảm áp lực liên quan đến việc Mỹ từ chối cung cấp vũ khí, đặc biệt là máy bay chiến đấu, liên quan đến hợp đồng mua S-400.
"Thổ Nhĩ Kỳ không thể từ chối vũ khí Mỹ để ủng hộ Nga, quân đội của họ hiện tại phần lớn được trang bị vũ khí Mỹ", Danilov nói. Theo ông, Thổ Nhĩ Kỳ muốn để vấn đề trong tình trạng lấp lửng. "Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, rõ ràng điều quan trọng là bằng cách nào đó rời khỏi hội nghị thượng đỉnh NATO mà không bị tổn thất nghiêm trọng, nghĩa là, treo đó vấn đề mua sắm quân sự và trang bị cho các lực lượng vũ trang quốc gia ... Tất nhiên, người ta sẽ yêu cầu một giải pháp từ phía Thổ Nhĩ Kỳ", - chuyên gia kết luận.
Việc chuyển giao các hệ thống phòng không S-400 mới nhất của Nga, gây ra cuộc khủng hoảng trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ, đã bắt đầu vào giữa tháng Bảy. Theo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan, S-400 sẽ hoạt động đầy đủ vào tháng 4 năm 2020. Washington yêu cầu từ chối thỏa thuận, và đổi lại sẽ có được hệ thống Patriot của Mỹ, đe dọa sẽ trì hoãn hoặc thậm chí hủy bỏ việc bán máy bay chiến đấu F-35 mới nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như áp dụng các biện pháp trừng phạt theo CAATSA (Luật chống lại kẻ thù của Mỹ thông qua các lệnh trừng phạt). Ankara từ chối nhượng bộ.