Chính sách của Mỹ nhằm cô lập Campuchia trên toàn thế giới đã thất bại hoàn toàn

Chính sách của Mỹ nhằm cô lập Campuchia trên trường quốc tế đã thất bại hoàn toàn. Rõ ràng Mỹ vẫn hy vọng sẽ cản trở việc tăng cường quan hệ và hợp tác giữa Trung Quốc và Campuchia. Các chuyên gia được Sputnik phỏng vấn đã bình luận như vậy về việc trao đổi thư từ giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Sputnik

Phản hồi của nhà lãnh đạo Campuchia đối với lá thư của tổng thống Mỹ ngày 1 tháng 11 đã được công bố vào ngày 27 tháng 11. Hun Sen chấp nhận lời mời của Donald Trump, đến Washington tham dự hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ, được lên kế hoạch vào đầu năm tới, cũng như đề xuất các cuộc đàm phán ngoại giao. Ông đã phản ứng tích cực với lời kêu gọi của phía Mỹ để cải thiện quan hệ song phương và thúc đẩy nền dân chủ ở Campuchia.

Mỹ lo Campuchia cho Trung Quốc đặt căn cứ quân sự, Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh lên tiếng

Các nhà quan sát lưu ý trong những năm gần đây, Hun Sen hiếm khi thốt ra những lời ấm áp về Hoa Kỳ. Không chỉ vì Campuchia là đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á. Những cố gắng của Hoa Kỳ cô lập Campuchia ở cấp độ quốc tế, những lời kêu gọi và đe dọa của họ về "thay đổi quyền lực" ở đất nước này không thể không gây ra phản ứng từ phía Phnom Penh. Không phải ngẫu nhiên mà trong lá thư của mình, Hun Sen, người trước đây cáo buộc ông Trump âm mưu lật đổ, lần này đã cảm ơn vì đã đảm bảo Washington sẽ không cố gắng "thay đổi chế độ" ở Campuchia.

Đối với giới quan sát, những cử chỉ này của hai bên gợi lại sự bắt đầu liên lạc cá nhân giữa Trump với Kim Jong-un. Cũng có những so sánh giữa Campuchia với Việt Nam, mà trong những năm gần đây, Hoa Kỳ phải vật lộn để đưa  nước này gần gũi hơn và xa lánh khỏi Trung Quốc.

Chuyên gia Ge Honggliang từ Đại học Dân tộc Quảng Tây tin rằng Hoa Kỳ đã phát động một trò chơi mới ở Campuchia, nhưng không có khả năng khiến Trung Quốc lo ngại:

Mỹ lo Trung Quốc hiện diện quân sự tại Campuchia
"Một điều rõ ràng là Hoa Kỳ hy vọng sẽ phát triển quan hệ với Campuchia. Hiện giờ có nhiều trở ngại trong vấn đề này, nhưng trao đổi kinh tế giữa hai nước nói chung vẫn được duy trì, quan hệ quân sự không bị gián đoạn, Campuchia luôn trông cậy vào sự trợ giúp của Mỹ. Tầm quan trọng chiến lược của Campuchia đối với Hoa Kỳ chưa đạt đến mức quan trọng như của Việt Nam, trong khi đó, các quốc gia trên bán đảo Đông Dương luôn được Hoa Kỳ coi là một công cụ trong cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Có thể ảnh hưởng khu vực của nhóm quốc gia này không quá lớn so với các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng Hoa Kỳ chưa bao giờ ngừng cuộc chơi kéo họ về phía mình. Trump không muốn phá hủy quan hệ với Campuchia, không muốn đẩy nước này vào tình huống vô vọng, điều này không đáp ứng với yêu cầu chiến lược của Mỹ ở Đông Nam Á".

Campuchia là đồng minh chính của Trung Quốc tại Đông Nam Á và mối liên hệ rất thân thiết. Rõ ràng, Hoa Kỳ kỳ vọng sẽ chia rẽ quan hệ Trung Quốc - Campuchia. Ý kiến ​​này được chuyên gia Viện nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga Dmitry Mosyakov đưa ra trong  cuộc phỏng vấn với Sputnik . Ông cho rằng Hun Sen cao tay hơn Donald Trump, ở Campuchia không có lực lượng chính trị nào khác mà Hoa Kỳ có thể đưa vào:               

"Chế độ Phnom Penh đã chứng minh sức mạnh của mình, điều đó có nghĩa là cần phải duy trì quan hệ với họ, và bằng cách nào đó khiến họ tránh xa khỏi Trung Quốc. Rõ ràng, đây là lý do Hoa Kỳ đang bàn luận bây giờ. Đảng đối lập, do Sam Rainsy  lãnh đạo, người mà Mỹ đặt cược, thực tế không có sức mạnh. Không có sự đối trọng nghiêm túc nào đối với Hun Sen, Đảng Nhân dân, do ông lãnh đạo, đang thống trị lĩnh vực chính trị. Không có ý nghĩa gì khi dựa vào «cuộc cách mạng màu» nào đó khác ở Campuchia. Dựa trên tất cả những hoàn cảnh thực tế này, người Mỹ đang thay đổi chính sách cô lập liên quan đến Campuchia. Điều này rất quan trọng đối với người Mỹ về chính sách toàn cầu của họ ở Đông Nam Á, về mặt kế hoạch của họ đối với Việt Nam, về mặt đối đầu với Trung Quốc".

Hiện vẫn chưa rõ các kế hoạch này sẽ thành công đến đâu, vì Hun Sen là một chính trị gia giàu kinh nghiệm, theo ông Dmitry Mosyakov. Bức thư của Tổng thống Trump rõ ràng không đủ cho những thay đổi mà người Mỹ mong đợi từ Phnom Penh, nhưng trong mọi trường hợp, đây là bằng chứng về sức mạnh của Hun Sen, chuyên gia lưu ý. Đồng thời, ông không loại trừ sự tiếp đón cá nhân nồng nhiệt của Hun Sen từ  phía Trump tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN - Hoa Kỳ, cũng như một số lời hứa hào phóng về nhiều loại trợ giúp.           

Thảo luận