Đây là quan điểm của chuyên gia, chủ tịch Trung tâm Truyền thông Chiến lược Dmitry Abzalov.
Cố tình gia tăng căng thẳng tình hình chính trị
“Trong những năm gần đây, người Mỹ đã cố gắng tước quyền tiếp cận năng lượng của Bắc Kinh. Tại Venezuela đã bắt đầu diễn ra các cuộc đụng độ trên đường phố sau vụ ký kết hợp đồng cung cấp một khối lượng dầu đáng kể cho Trung Quốc. Tình hình ở Iran cũng vậy. Tehran cũng muốn chiếm thị trường Trung Quốc, bởi vì dòng dầu của nước này đã bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt”, - ông Abzalov nói.
Vì mong muốn kiểm soát dòng năng lượng, chính quyền Mỹ sẵn sàng cố tình gia tăng căng thẳng tình hình chính trị xã hội ở các nước mà Washington không ưa, chuyên gia nói thêm. Nhiều phương tiện khác nhau đã được sử dụng cho mục đích này, từ ủng hộ phe đối lập đến áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế gắt gao nhằm loại bỏ cạnh tranh.
Tuy nhiên, người tiêu dùng và khách hàng tiềm năng của khí đốt Nga hiểu rằng nhiên liệu hóa lỏng từ bên kia đại dương sẽ có giá đắt hơn đáng kể so với khí đốt vận chuyển qua đường ống của Nga.
Khí đốt Nga ở Đông Nam Á
“Ngoài thị trường Trung Quốc, còn có thị trường Ấn Độ và một số quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và các nước khác. Nếu xét rằng phần lớn lượng khí đốt tiêu thụ trong những năm tới sẽ thuộc về các quốc gia Đông Nam Á, thì điều đáng nói ở đây là Nga vào thị trường này không chỉ ở định dạng LNG, mà cả qua tuyến đường ống, nói cách khác với lựa chọn rẻ hơn, và hướng thị trường này đang dần mang tính chiến lược”, - chuyên gia nhấn mạnh.