Trong EU, Emmanuel Macron là người duy nhất có can đảm thừa nhận NATO không còn có thể thích ứng với những thay đổi quốc tế, và điều này buộc 29 quốc gia liên minh phải suy nghĩ lại về chính sách quốc phòng của mình.
Tuy nhiên, NATO không thích sự thật, và một lần nữa tỏ ra yếu đuối, chọn cách thức tránh đối mặt trước các vấn đề hiện hữu, hoãn lễ kỷ niệm 70 năm sang ngày muộn hơn, biến hội nghị thượng đỉnh ngày 4 tháng 12 ở London thành một bữa tiệc ngày lễ thông thường, và sẽ không giải quyết được vấn đề chia rẽ ngày càng tăng trong Liên minh. Ông Donald Trump đã nhiều lần nhấn mạnh sự thờ ơ của ông đối với NATO và nói rõ ông chỉ quan tâm đến việc duy trì tổ chức với điều kiện Canada và các thành viên châu Âu của liên minh tăng chi phí quân sự theo yêu cầu của tổ chức. Tuy nhiên, NATO cho biết, chỉ có 3 nước EU tăng chi tiêu quân sự lên mức 2% GDP cần thiết (Hy Lạp, Estonia, Anh), 4 nước khác đang tiếp cận mục tiêu (Litva, Latvia, Ba Lan, Romania), 21 quốc gia (bao gồm cả Ý từ 1,15 %) còn rất cách xa mục tiêu.
Các đồng minh châu Âu rõ ràng có bất đồng về những quyết định chiến lược quan trọng. Trong số những công lao của Emanuel Macron, là việc ông mang đến hội nghị thượng đỉnh Luân Đôn câu hỏi về mối quan hệ với Nga, mà 30 năm sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vẫn được coi là kẻ thù chính của NATO. Quan điểm chính trị lỗi thời không cho phép NATO thừa nhận mối nguy hiểm do Trung Quốc gây ra, sẵn sàng thống trị châu Âu không chỉ về mặt thương mại, kinh tế, mà còn về cả quân sự, và cuộc gặp London khó có thể thay đổi điều này, mặc dù thực tế Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã hứa hẹn sẽ mổ xẻ vấn đề "hậu quả sự bành trướng của Trung Quốc."
Khó có khả năng trong hội nghị thượng đỉnh, các quốc gia sẽ đánh giá mức độ nghiêm trọng về chính trị và chiến lược của “mối đe dọa Nga”, đã bị thổi phồng sau khi bùng nổ cuộc khủng hoảng Ukraina năm 2014. Chủ đề này cũng đang gây chia rẽ Hoa Kỳ. Bộ máy công nghiệp quân sự Mỹ coi Nga là mối đe dọa ưu tiên, tuy nhiên nó gặp phải sự hoài nghi của Donald Trump, người không coi là như vậy.
Một sự chia rẽ tương tự đang diễn ra trong phần châu Âu của liên minh. Nước Đức, để duy trì vị trí hàng đầu của mình ở Đông Âu, tiếp tục ủng hộ tuyên bố của những quốc gia, như Ba Lan chẳng hạn, coi việc chống lại Nga và sự hiện diện răn đe của 4000 quân nhân NATO ở Ba Lan và các nước Baltic là cần thiết vì lý do lịch sử.
Nhưng quan điểm này hiện giờ bị Pháp phản đối, quyết định đóng vai trò trung gian giữa Nga và Ukraina. Không phải ngẫu nhiên mà 5 ngày sau hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 9 tháng 12, tổng thống Macron sẽ gặp Putin và Zelensky. Tại cuộc họp, ông hứa sẽ thiết lập đối thoại và vượt qua tình cảm chống Nga trong NATO. Trước đó, một sự thay đổi mạnh mẽ trong đường lối chính trị của Macron đã được đưa ra bằng quyền phủ quyết khi Albania và Bắc Macedonia bắt đầu đàm phán về việc gia nhập vào EU, và việc từ chối Macedonia gia nhập NATO, đã được coi là gây căng thẳng với Berlin.
Nội bộ Liên minh chia rẽ hơn nữa với Thổ Nhĩ Kỳ, mà gần đây được coi là nền tảng chính của NATO đối đầu với Nga ở mặt trận phía đông. Ankara không có kế hoạch đảm nhận vai trò này, bằng chứng là họ sẵn sàng mua các hệ thống phòng thủ tên lửa Nga S-400, giảm nguồn cung vũ khí từ các đối tác nước ngoài. Và một lần nữa, chỉ có ông Macron lưu ý Thổ Nhĩ Kỳ không bị ràng buộc bởi các mối quan hệ với NATO trong cuộc tấn công vào người Kurd ở Syria.
NATO trước ngày sinh nhật thứ 70 của mình, nếu không phải bị “chết não”, thì chắc chắn đã gặp phải tình trạng bất đồng chính trị tuyệt đối và không có khả năng cải thiện trong thời gian tới.