Phán quyết cuối cùng vụ ly hôn vợ chồng vua cà phê: Ông Vũ điều hành Trung Nguyên

Liên quan đến vụ ly hôn ngàn tỷ của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên, Tòa án nhân dân cấp cao bác phán quyết của các bên đương sự, cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo ly hôn và trao quyền điều hành Tập đoàn Trung Nguyên cho ông Vũ.
Sputnik

Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo chính thức ly hôn

Chiều 5.12, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP.HCM đã ra phán quyết cuối cùng vụ án ly hôn “ngàn tỷ” giữa bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên).

Sau 4 ngày xét xử với nhiều diễn biến bất ngờ, Tòa đã ra phán quyết cuối cùng, để ông Vũ và bà Thảo “đường ai nấy đi”, chấm dứt mọi tranh chấp về tài sản liên quan đến Tập đoàn Trung Nguyên. Bản án phúc thẩm này có hiệu lực ngay lập tức.

Sau một tiếng rưỡi họp kín, Tòa án cấp cao quyết định bác kháng cáo của nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo, không chấp nhận kháng cáo của bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ, chấp nhận một phần kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP.HCM.

Đặng Lê Nguyên Vũ và bí mật táo bạo trước khi ly hôn bà Thảo
Theo đó, tòa phúc thẩm chấp thuận cho ông Vũ, bà Thảo chính thức ly hôn. Đồng thời, ghi nhận sự thỏa thuận của các đương sự giao cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo nuôi 4 người con, ông Vũ cấp dưỡng mỗi năm 10 tỷ đồng tính từ năm 2013 cho đến khi các con chung của hai người học xong đại học.

Về phần tài sản tòa phúc thẩm đồng tình với phán quyết của tòa sơ thẩm. Theo đó, tại phiên sơ thẩm khối tài sản chung của ông Vũ và bà Thảo đang sở hữu (trừ bất động sản) là 7.502 tỷ đồng. HĐXX tuyên ông Vũ có quyền sở hữu 60% khối tài sản này- tương đương 4.501 tỷ đồng còn bà Thảo giữ 40%- tương đương 3.001 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo Tòa phúc thẩm, ngoài cổ phần ở Tập đoàn Trung Nguyên, các công ty thuộc tập đoàn, vợ chồng ông Vũ- bà Thảo còn có nhiều bất động sản, tài sản tại một số ngân hàng lên đến hàng ngàn tỷ đồng. HĐXX xác định, tổng khối tài sản hai bên đương sự hiện đang sở hữu tại các công ty là 5.737 tỷ đồng.

Việc khối tài sản đứng tên bà Thảo ở 3 ngân hàng gồm tiền, vàng, ngoại tệ có trị giá hơn 1.764 tỷ đồng, HĐXX yêu cầu đương sự có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ. Nếu không chứng minh được thì tòa sẽ sử dụng chứng cứ được nêu trong hồ sơ hoặc chứng cứ thu thập được. Đặc biệt, nếu không bên nào chứng minh được tài sản riêng thì Tòa sẽ tiến hành chia đôi. Do đó, trước hết, bà Thảo phải chịu trách nhiệm đối với 1.764 tỷ đồng.

Phán quyết cuối cùng vụ ly hôn vợ chồng vua cà phê: Ông Vũ điều hành Trung Nguyên

Một vấn đề quan trọng nữa mà HĐXX nhận định, việc Trung Nguyên có được những thành công như ngày nay nhờ khởi điểm từ phần vốn của cha mẹ ông Đặng Lê Nguyên Vũ bán hai căn nhà. Sau đó, ông Vũ lấy tiền này để xây dựng công ty chế biến cà phê rồi nhân rộng, phát triển mô hình kinh doanh sản xuất. Do đó, tòa sơ thẩm tuyên ông Vũ quản lý tất cả cổ phần tại các công ty thuộc Trung Nguyên. Ông Vũ sau đó trả lại bằng tiền mặt cho bà Thảo tương đương số cổ phần đang nắm giữ.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ được toàn quyền điều hành Trung Nguyên

Đối với phần tài sản tranh chấp, phán quyết của Tòa phúc thẩm vừa tuyên như sau, tòa phúc thẩm giao cho ông Vũ sở hữu toàn bộ số sổ phần chung của hai vợ chồng trong các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên, tương đương 5.365 tỷ đồng.

Bà Thảo: "Tôi xin gửi đơn cầu cứu khẩn thiết đến Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng!"
Theo đó, ông Đặng Lê Nguyên Vũ có quyền liên hệ Sở Kế hoạch Đầu tư các tỉnh có trụ sở của các công ty để thay đổi tên người sở hữu, tức ông Vũ tiếp tục giữ quyền điều hành Tập đoàn Trung Nguyên.

Đối với 13 bất động sản, tòa ghi nhận sự thỏa thuận giữa hai bên, giao cho ông Vũ 6 nhà đất đang quản lý với trị giá trên 350 tỷ đồng. Bà Diệp Thảo sở hữu 7 nhà đất trị giá hơn 375 tỷ đồng bao gồm cả căn biệt thự trên đường Tú Xương, nơi bà Thảo và các con đang sinh sống.

Đối với khối tài sản khoảng hơn 1.700 tỷ đồng là tiền, vàng, ngoại tệ tại các ngân hàng, Tòa tuyên sau khi cấn trừ, ông Vũ có nghĩa vụ thanh toán cho bà Thảo thêm 1.200 tỷ đồng.

Ngoài ra, Tòa phúc thẩm còn ghi nhận sự tự nguyện của ông Đặng Lê Nguyên Vũ, khi quyết giao toàn bộ tài sản chung của hai vợ chồn g thuộc Công ty THNN Trung Nguyên International (TNI) tại Singapore là tài sản chung cho chính bà Thảo.

Doanh nghiệp này, theo bà Lê Hoàng Diệp Thảo chỉ có trị giá khoảng 100 tỷ và chưa bằng cái móng tay so với tổng khối tài sản của Trung Nguyên.

"Thần thánh" Đặng Lê Nguyên Vũ: Nhìn thấy sóng điện thoại, hiểu mọi khoa học trên thế gian
Bên cạnh đó, Tòa phúc thẩm quyết định hủy bỏ phần phán quyết của bản sơ thẩm vệ việc đình chỉ tất cả mọi hoạt động tranh chấp của hai bên đương sự liên quan đến Tập đoàn Trung Nguyên phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại với tư cách là cổ đông và thành viên công ty liên quan đến việc thành lập, chuyển nhượng, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức công ty và các hoạt động khác về kinh doanh thương mại của Tập đoàn.

Đối với án phí dân sự sơ thẩm: Bà Thảo phải đóng hơn 3 tỷ đồng trong khi ông Vũ phải đóng tới 4 tỷ đồng.

Dù chính là người đệ đơn ly hôn ông Vũ từ năm 2015, với 10 lần hòa giải bất thành, nhưng trong quá trình xét xử tại phiên tòa phúc thẩm lần này, bà Thảo vẫn bày tỏ mong muốn hàn gắn, đoàn tụ và muốn được chữa bệnh “tâm thần” cho ông Vũ. Tuy nhiên, phía ông Vũ không đồng ý hàn gắn và muốn kết thúc sớm sự việc để không ảnh hưởng đến các con và hoạt động kinh doanh sản xuất của Tập đoàn Trung Nguyên.

Thảo luận