Kết quả nghiên cứu được công bố trên "Tạp chí cơ học ứng dụng và vật lý kỹ thuật".
Theo các nhà phát triển, việc giới thiệu cảm biến cảm ứng phi tiếp xúc thay vì cảm biến tiếp xúc truyền thống sẽ làm tăng đáng kể độ chính xác của phép đo trong các thử nghiệm đạn đạo cả trong không khí, cũng như trong môi trường rắn và lỏng.
Ông Sergei Gerasimov, giáo sư tại Viện Vật lý kỹ thuật Sarov thuộc NRNU MEPhI cho biết:
"Sau khi nghiên cứu khả năng phát hiện các hạt siêu âm bằng cảm biến với một nam châm vĩnh cửu, chúng tôi đã đề xuất một phương pháp xác định vận tốc trung bình của hạt".
Cảm biến từ có thể được sử dụng trong pháp y
Hệ thống mới này có tính năng di động, và theo các tác giả của nghiên cứu, có thể được sử dụng để tiến hành kiểm tra pháp y và giám định tòa án, cũng như trong việc phát triển các phương tiện bảo vệ thiết bị hàng không vũ trụ tránh bị va chạm với các mảnh vụn công nghệ và các hạt thiên thạch.
Theo giải thích của các nhà khoa học, cảm biến phản ứng với những thay đổi năng lượng của từ trường và luồng từ. Theo họ, ưu điểm của loại thiết bị mới là độ nhạy đáng kể, thiết kế đơn giản và chắc chắn. Cảm biến này có thể hoạt động mà không cần nguồn điện.